Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.384.214
Lượt truy cập hiện tại 2.192
Một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
Ngày cập nhật 30/03/2021

Một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

1. Anh Hoàng dự định tiến hành các thủ tục thành lập trường phổ thông trung học tư thục tại Huế. Anh đề nghị cho biết, trình tự thủ tục như thế nào?

Thủ tục Thành lập trường phổ thông trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường phổ thông trung học tư thục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông công lập; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học phổ thông tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh).

2. Sở Giáo dục và Đào tạo  tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do;

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

Trên đây là trình tự thủ tục thành lập trường phổ thông trung học tư thục tại Huế. Anh Hoàng tham khỏa để thực hiện.

2. Chị Dương Thị Quỳnh đang làm việc cho tổ chức giáo dục nước ngoài. Tổ chức này đang triển khai xúc tiến việc thành lập trường phổ thông trung học tư thục tại thành phố Huế. Chị Quỳnh hỏi: hồ sơ như thế nào, nộp ở đâu và thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục Thành lập trường phổ thông trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường phổ thông trung học tư thục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nêu rõ về cách thức nộp, hồ sơ và thời hạn giải quyết như sau:

1. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường;

c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

3. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

Như vậy, chị Quỳnh căn cứ quy định trên để tiến hành làm hồ sơ thành lập trường phổ thông trung học tư thục tại thành phố Huế.

3. Chị Trương Thị Hà cùng nhóm bạn ở nước ngoài muốn đầu tư dự án thành lập trường trung học tư thục tại Huế. Vậy có quy định về điều kiện để thành lập trường không, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết và lệ phí như thế nào?

Thủ tục Thành lập trường phổ thông trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường phổ thông trung học tư thục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định những nội dung trên như sau:

1. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo .

2. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Lệ phí:  Không

4. Yêu cầu, điều kiện

a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Trên đây là những nội dung chị Hà yêu cầu tư vấn, chị nghiên cứu để thực hiện đúng quy định.

4. Tổ chức K đã có quyết định cho phép thành lập trường phổ thông trung học của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau thời gian dầu tư xây dựng, tổ chức K nộp hồ sơ đề nghị cho phép trường đi vào hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, cán bộ tiếp nhận trả hồ sơ vì chưa bảo đảm điều kiện hoạt động, đồng thời hướng dẫn tổ chức K bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Lý do từ chối của cán bộ tiếp nhận hồ sơ có đúng không? Điều kiện cho phép trường hoạt động giáo dục là gì?

Thủ tục cho phép trường phổ thông trung học hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện như sau:

1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền;

2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:

- Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

- Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;

- Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

- Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;

- Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;

- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học;

3. Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường. Diện tích của trường đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục;

4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

5. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Trên đây là điều kiện cho phép trường phổ thông trung học hoạt động giáo dục. Theo đó, nếu hồ sơ của tổ chức K chưa có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì việc từ chối và hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là đúng quy định.

5. Anh Trần Trọng Sinh phụ trách việc xây dựng, thành lập trường trung học phổ thông H. Trường đã có quyết định thành lập. Để đi vào hoạt động, anh Sinh đề nghị cho biết trình tự thực hiện như thế nào?

Thủ tục cho phép trường phổ thông trung học hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Trường trung học phổ thông công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh).

2. Sở Giáo dục và Đào tạo  tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo  ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Như vậy, để trường đi vào hoạt động, anh Sinh cần triển khai thủ tục cho phép trường phổ thông trung học hoạt động giáo dục với trình tự thực hiện như trên.

6. Chị Mai Thanh Tịnh hỏi: để thực hiện thủ tục cho phép trường phổ thông trung học hoạt động giáo dục (tại Thừa Thiên Huế) thì phải nộp hồ sơ ở đâu, thành phần hồ sơ như thế nào, trong thời hạn bao lâu thì được giải quyết và chi phí thực hiện bao nhiêu?

Thủ tục cho phép trường phổ thông trung học hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

 1. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan về các điều kiện quy định theo quy định.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Đối tượng thực hiện

a) Trường trung học phổ thông công lập;

b) Tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông tư thục.

5. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo

6. Kết quả thực hiện: Quyết định cho phép trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục.

7. Lệ phí: Không.

 Trên đây là các quy định về hồ sơ và các vấn đề liên quan theo đề nghị trả lời của chị Mai Thanh Tịnh. Chị nghiên cứu để biết.

7. Bà Trần Thị Mây cho biết, trường trung học phổ thông nơi bà đang công tác bị đình chỉ hoạt động vì một số lý do. Đến nay, thời hạn đình chỉ gần kết thúc. Bà Mây đề nghị cho biết, trình tự thủ tục đề nghị cho phép trường hoạt động trở lại như thế nào?

Thủ tục Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động trở lại được ban hành kèm theo Quyết định số 1492 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục, trường trung học công lập, hoặc đại diện của tổ chức, cá nhân đối với trường trung học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh).

2. Sở Giáo dục và Đào tạo  tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Như vậy, để trường trung học phổ thông hoạt động trở lại thì cần thực hiện theo thủ tục như trên.

8. Ông Trần Văn Thành công tác tại trường trung học phổ thông. Trường bị đình chỉ hoạt động và đến nay đã hết thời hạn bị đình chỉ. Để hoạt động trở lại, trường phải đáp ứng yêu cầu gì và hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động trở lại như thế nào, nộp ở đâu, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động trở lại được ban hành kèm theo Quyết định số 1492 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Đối tượng thực hiện

a) Trường trung học công lập;

b) Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học tư thục.

5. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

6. Kết quả thực hiện: Quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

7. Lệ phí: Không

8. Yêu cầu, điều kiện

Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, để hoạt động trở lại, trường H phải khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động. Hồ sơ, nơi nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết như trên.

9. Bà Hoàng Thị Hồng Minh đề nghị cho biết, trường trung học phổ thông nơi bà đang công tác có dự định sáp nhập với trường khác. Vậy điều kiện để sáp nhập như thế nào?

Thủ tục sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện để sáp nhập, chia, tách trường trung học như sau:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

2. Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

3. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

Như vậy, để thực hiện sáp nhập trường trung học phổ thông thì phải đáp ứng được các điều kiện như trên.

10. Ông Trần Văn Mạnh hỏi, trường trung học phổ thông nơi ông đang công tác là trường tư thục. Nay trường có kế hoạch chia tách trường. Ông Mạnh hỏi, trình tự thực hiện thủ tục này như thế nào?

Thủ tục sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông công lập; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học phổ thông tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);

2. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do;

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do. Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.

Trên đây là trình tực thực hiện thủ tục chia tách trường trung học phổ thông, anh Mạnh nghiên cứu để thực hiện đúng quy định.

11. Ông Lê Văn Linh hỏi, một trường do cấp huyện quyết định thành lập dự kiến sáp nhập với trường trung học phổ thông K do cấp tỉnh quyết định thành lập. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc cho phép sáp nhập. Ngoài ra, hồ sơ thực hiện tại Thừa Thiên Huế như thế nào, thời hạn giải quyết bao lâu?

Thủ tục sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ
phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

3. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường.

4. Đối tượng thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Tổ chức hoặc cá nhân.

5. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.

6. Kết quả thực hiện

Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông tư thục.

7. Lệ phí: Không.

Trên đây là quy định về hồ sơ, thời hạn, đối tượng, cơ quan thực hiện thủ tục sáp nhật, chia tách trường trung học phổ thông. Theo đó, trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định, nghĩa là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định.

12. Tổ chức giáo dục E đã thành lập trường trung học phổ thông PQ. Nay tổ chức này muốn giải thể trường thì thực hiện thủ tục như thế nào?

 Thủ tục giải thể trường trung học phổ thông (theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường trung học phổ thông) được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học tư thục) xây dựng phương án giải thể trường, trình người có thẩm quyền ra quyết định giải thể trường. Quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo  xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường;

c) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo  đối với trường trung học phổ thông.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo 15 ngày làm việc và UBND tỉnh 05 ngày làm việc.

5. Đối tượng thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học tư thục).

6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

7. Kết quả thực hiện: Quyết định Giải thể trường trung học phổ thông.

8. Lệ phí: Không

Như vậy, tổ chức E căn cứ quy định trên để thực hiện thủ tục giải thể trường trung học phổ thông (theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thành lập trường trung học phổ thông).

13. Ông Trần Văn Bình hỏi, điều kiện để cho phép thành lâp trường trung học phổ thông chuyên tư thục tại Thừa Thiên Huế như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lâp trường trung học phổ thông chuyên tư thục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Yêu cầu, điều kiện

a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên.

2. Đối tượng thực hiện

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học;

c) Tổ chức, cá nhân.

3. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

4. Kết quả thực hiện: Quyết định thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, để thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lâp trường trung học phổ thông chuyên tư thục phải đáp ứng điều kiện như trên. Người có thẩm quyền quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan trực tiếp thực hiện là Sở Giáo dục và Đào tạo.

14. Bà Hoàng Ngân Hà trú tại thành phố Huế, hỏi: để thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập thì trình tự thực hiện như thế nào?

Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lâp trường trung học phổ thông chuyên tư thục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông chuyên công lập; Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học phổ thông chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);

2. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do;

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

Trên đây là trình tự thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập, chị Hà nghiên cứu để triển khai.

15. Chị Trần Thị Minh Hạnh hỏi: Chị làm hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường trung học phổ thông chuyên tư thục. Khi nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, cán bộ tiếp nhận đề nghị phải bổ sung thêm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc cho phép thành lập trường. Yêu cầu này có đúng không và thời hạn giải quyết hồ sơ là bao nhiêu ngày?

Thủ tục thành lập trường trung học phổ thông chuyên công lập hoặc cho phép thành lâp trường trung học phổ thông chuyên tư thục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ

 a) Tờ trình về việc thành lập trường;

 b) Đề án thành lập trường;

c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

2. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

Trên đây là quy định về hồ sơ và thời hạn giải quyết đối với thủ tục cho phép thành lâp trường trung học phổ thông chuyên tư thục. Theo đó, nếu hồ sơ của chị Hạnh chưa có y kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc cho phép thành lập trường thì phải bổ sung là đúng quy định.

16. Chị Nguyễn Thị Sương hỏi, khi trường trung học phổ thông chuyên đã được cho phép thành lập thì phải bảo đảm điều kiện gì để được đi vào hoạt động?

Thủ tục Cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện như sau:

1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền theo quy định;

2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:

- Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

- Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;

- Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

- Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;

- Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;

- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.

3. Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường. Diện tích của trường đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục;

4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

5. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;

8. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên;

9. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên.

Như vậy, để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thì phải đáp ứng các yêu cầu như trên.

17. Anh Lê Thanh Bình hỏi: Trường trung học phổ thông chuyên TP đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập. Nay để đi vào hoạt động thì trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?

Thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Trường trung học phổ thông chuyên công lập; đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);

2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Trên đây là trình tự, thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục. Anh Bình nghiên cứu để thực hiện.

18. Chị Lê Thị Hoa công tác tại trường Đại học P hỏi: Trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc trường đại học P đã có quyết định cho phép thành lập. Để trường đi vào hoạt động giáo dục, thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì, thờ hạn giải quyết bao lâu và người nào thực hiện thủ tục này, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

Thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành  lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan về các điều kiện theo quy định.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Đối tượng thực hiện

a) Trường trung học phổ thông chuyên công lập;

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học;

c) Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục.

5. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo .

6. Kết quả thực hiện: Quyết định Cho phép trường chuyên hoạt động giáo dục của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

7. Lệ phí: Không

Trên đây là quy định về hồ sơ, thời hạn giải quyết, người thực hiện thủ tục và cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục. Chị Hoa tham khảo để biết và tham mưu thực hiện phù hợp.

19. Anh Phan Văn Tịnh công tác tại trường trung học phổ thông chuyên tư thục TQ. Anh cho biết, trường bị đình chỉ hoạt động do không đáp ứng một số yêu cầu hoạt động giáo dục. Nay hết thời hạn đình chỉ và trường đã khắc phục những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ, trường có đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền cho phép, lệ phí bao nhiêu và việc nhà trường hoạt động trở lại có được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng không?

Thủ tục Cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động trở lại được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Đối tượng thực hiện

a) Trường trung học phổ thông chuyên công lập;

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học;

c) Đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục.

2. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Kết quả thực hiện: Quyết định Cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

4. Lệ phí: Không

5. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

6. Yêu cầu, điều kiện

Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo quy định trên, Quyết định Cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại là của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; lệ phí là không và việc nhà trường hoạt động giáo dục trở lại phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

20. Chị Lê Thị Tuyết Mai hỏi: Trường trung học phổ thông chuyên muốn hoạt động trở lại thì phải thực hiện thủ tục gì, trình tự thực hiện như thế nào, hồ sơ gồm những giấy tờ gì và nộp ở đâu, thời giải quyết?

Thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động trở lại được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

a) Trường trung học phổ thông chuyên công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);

b) Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

c) Biên bản kiểm tra.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là quy định về trình tự thực hiện thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động trở lại, hồ sơ, thời hạn giải quyết như hướng dẫn ở trên.

21. Ông Lê Mạnh Hùng công tác tại trường trung học phổ thông chuyên tư thục P thuộc cơ sở giáo dục đại học. Dự kiến trường P thực hiện sáp nhập vào thời gian tới. Ông Hùng đề nghị cho biết, điều kiện để thực hiện sáp nhập là gì và cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông chuyên được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Yêu cầu, điều kiện: Việc sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông chuyên phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

2. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, việc sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông chuyên phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện như trên. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục này và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người có thẩm quyền quyết định.

22. Bà Nguyễn Thị Thu Hà công tác tại trường trường trung học phổ thông chuyên TK trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bà được phân công tham mưu việc chia tách trường TK sẽ được triển khai trong khoảng 2 tháng tới. Bà Hà hỏi: Trình tự thực hiện thủ tục này như thế nào?

Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông chuyên được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định trình tự thực hiện như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông chuyên công lập; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học phổ thông chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);

2. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện; thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do;

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường; nếu chưa quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị sáp nhập, chia, tách trường và nêu rõ lý do.

Trên đây là thủ tục chia tách trường trung học phổ thông chuyên, chị Hà nghiên cứu để áp dụng đúng quy định.

23. Tổ chức TB nộp hồ sơ đề nghị sáp nhập trường trường trung học phổ thông chuyên TB. Hồ sơ được gửi đến Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tổ chức TB nhận được thông báo yêu cầu phải bổ sung thêm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan. Tổ chức TB hỏi, yêu cầu trên có đúng không và thời hạn giải quyết là bao nhiêu ngày?

Thủ tục Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông chuyên được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Thành phần, số lượng bộ hồ sơ

Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

2. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường.

 Theo quy định trên, nếu hồ sơ của tổ chức TB chưa có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan thì phải bổ sung thêm nội dung này. Hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận hồ sơ là đúng quy định. Thời hạn giải quyết theo như hướng dẫn ở trên.

24. Tổ chức giáo dục DH muốn giải thể trường trung học phổ chuyên. Tổ chức DH đề nghị cho biết thủ tục thực hiện như thế nào?

Thủ tục Giải thể trường trung học phổ thông chuyên được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định thủ tục này như sau:

1. Trình tự thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông chuyên công lập); thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học; tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục) xây dựng phương án giải thể trường, trình người có thẩm quyền ra quyết định giải thể trường. Quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường;

c) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

b) Tờ trình đề nghị giải thể Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong đó, 15 ngày làm việc đối với Sở Giáo dục và Đào tạo và 05 ngày làm việc đối với UBND tỉnh.

5. Đối tượng thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung phổ thông chuyên công lập);

b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học;

c) Tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học phổ thông chuyên tư thục).

6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

7. Kết quả thực hiện: Quyết định giải thể trường trung học phổ thông chuyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Lệ phí: Không

Trên đây là thủ tục thực hiện giải thể trường trung học phổ thông chuyên, tổ chức DH nghiên cứu để triển khai đúng quy định.

25. Anh Hoàng Văn An và một số người bạn dự định thành lập trung tâm tin học để đào tạo về tin học. Anh An đề nghị cho biết, điều kiện để thành lập trung tâm tin học như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền cho phép thành lập?

Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Cơ quan thực hiện: Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền.

2. Kết quả thực hiện

Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc cho phép thành lập.

3. Lệ phí: Không.

4. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

5. Yêu cầu, điều kiện

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học xác định rõ: Mục tiêu,nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.

Như vậy, để thành lập trung tâm tin học phải đáp ứng yêu cầu, điều kiện như trên. Người có thẩm quyền quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền.

26. Bà Lại Thị Vinh trú tại thành phố Huế. Bà có kế hoạch thành lập trung tâm ngoại ngữ tại thành phố Huế. Bà hỏi trình tự thực hiện như thế nào và nộp hồ sơ ở đâu?

Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Trung tâm Hành chính công tỉnh;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

Trên đây là trình tự thực hiện thủ tục cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ. Bà Lại Thị Vinh tham khảo để nộp hồ sơ. Hồ sơ có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

27. Chị Trần Thị Loan Lý lập hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ. Chị đề nghị cho biết, đề án phải có những nội dung gì? Thời hạn giải quyết hồ sơ là bao nhiêu ngày?

Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;

c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Số lượng  hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

2. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó, 10 ngày làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo; 05 ngày tại Ủy ban nhân dân tỉnh.

Căn cứ quy định trên, chị Loan Lý lập Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ với các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm. Thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

28. Trung tâm tin học của anh Trần Hoàng đã được cho phép thành lập. Để đi vào hoạt động, Trung tâm cần bảo đảm các yêu cầu, điều kiện gì?

Thủ tục Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện như sau:

- Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên.

- Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên.

- Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

Như vậy, để trung twm tin học đi vào hoạt động thì phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện như trên.

29. Chị Lê Thị Khánh Linh được giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục cho phép trung tâm ngoại ngữ HG đi vào hoạt động giáo dục. Chị Linh hỏi: trình tự thực hiện thủ tục này như thế nào và nộp hồ sơ ở đâu?

Thủ tục Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện như sau:

1. Trình tự thực hiện

a) Trung tâm ngoại ngữ, tin học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (Trung tâm Hành chính công tỉnh);

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo, tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trung tâm;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định,Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo  quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

Như vậy, chị Linh căn cứ trình tự hướng dẫn ở trên để thực hiện thủ tục cho phép trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục. Hồ sơ fửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Trung tâm Hành chính công tỉnh, số 01 Lê Lai, thành phố Huế.

30. Chị Lê Thị Lan Anh lập hồ sơ đề nghị cho phép trung tâm tin học hoạt động giáo dục. Chị hỏi: hồ sơ có giấy tờ gì, có bao gồm các quy định về học phí, lệ phí không? Thời hạn giải quyết hồ sơ của cơ quan chức năng là bao nhiêu ngày và lệ phí nộp hồ sơ là bao nhiêu tiền?

Thủ tục Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục được ban hành kèm theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định yêu cầu, điều kiện như sau:

1. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;

b) Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học do người có thẩm quyền cấp;

c) Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;

d) Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm;

đ) Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;

e) Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;

g) Các quy định về học phí, lệ phí;

h) Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

 Số lượng  hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

2. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Không.

Trên đây là hồ sơ cho phép trung tâm tin học hoạt động giáo dục. Hồ sơ bao gồm cả các quy định về học phí, lệ phí. Không quy định lệ phí giải quyết.

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày