Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý...
Sáng ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo...
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của...
Chiều ngày 28/6/2024, Sở Tư pháp phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông tổ chức Hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và...
Chiều ngày 26 tháng 6 năm 2024, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, số 100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, đoàn viên công đoàn cơ...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.215.102
Lượt truy cập hiện tại 13.484
Luật sư thực hiện những dịch vụ pháp lý gì và luật sư hành nghề có bị chi phối bởi các vấn đề gì không hay chỉ tuân thủ theo pháp luật?
Ngày cập nhật 02/07/2018

Ông Hòa đang có tranh chấp về đất đai, ông muốn thuê luật sư giúp ông khởi kiện vụ việc ra Tòa án. Ông đề nghị cho biết, luật sư thực hiện những dịch vụ pháp lý gì và luật sư hành nghề có bị chi phối bởi các vấn đề gì không hay chỉ tuân thủ theo pháp luật?

Trả lời:

Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Luật luật sư số 65/2006/QH11 (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 và khoản 37 Điều 1 của Luật số 20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư) quy định các vấn đề trên như sau:

1. Chức năng xã hội của luật sư

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.

3. Nguyên tắc hành nghề luật sư:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

- Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Như vậy, ông Hòa yên tâm về hoạt động của luật sư. Luật sư hoạt động tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản nêu trên và không bị chi phối bởi các yếu tố khác. Hoạt động của luật sư có ý nghĩa xã hội quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Ông có thể tham khảo về các dịch vụ pháp lý của luật sư để nhờ luật sư tư vấn, thực hiện.

Các tin khác
Xem tin theo ngày