Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.334.347
Lượt truy cập hiện tại 10.539
Hòa giải tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn
Ngày cập nhật 15/11/2017

Chị Hằng tìm đến chị Thủy là hòa giải viên đề nghị giúp đỡ trường hợp của gia đình chị. Vụ việc cụ thể như sau: Chồng chị Hằng là người có lối sống trái đạo đức và có thể nói là đồi trụy. Chị muốn ly hôn chồng vì cuộc sống giữa hai người không có hạnh phúc, đồng thời chị cũng không muốn con bị ảnh hưởng bởi lối sống của bố. Chị đã nói với chồng về việc ly hôn, anh đồng ý nhưng đòi quyền nuôi đứa con lớn (6 tuổi), con nhỏ (3 tuổi) sẽ do chị nuôi. Vì người cha có lối sốn không lành mạnh nên chị Hằng không muốn con sống với bố và muốn nuôi hai đứa con. Trước sự việc này, chị Thủy là Hòa giải viên ở cơ sở, phải áp dụng quy định pháp luật gì để hướng dẫn chị Hằng?

Trả lời (chỉ mang tính chất tham khảo):

Điều 85, 86, 87 Luật Hôn nhân và gia định quy định như sau:

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

2. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, gồm:

- Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức nêu trên yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

3. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:

- Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

- Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật Hôn nhân và gi đình trong các trường hợp sau đây:

+ Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

+ Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

+ Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

- Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Trên đây là các quy định liên quan đến việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Chị Thủy nghiên cứu để tư vấn, hướng dẫn chị Hằng. Theo đó, chị Hằng có thể yều cầu Tòa án hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên vì cha cháu là người có lối sống đồi trụy. Sau khi đã có quyết định của Tòa án, chị Hằng thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

Các tin khác
Xem tin theo ngày