Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Thực hiện chương trình công tác Tư pháp năm 2024, Phòng Tư pháp huyện Phú Vang đã  tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND...
Thực hiện Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, Kế hoạch số 03/KH-HĐ ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Hội...
Ngày 09 tháng 5 năm 2023, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 63/QĐ-STP về việc xoá đăng ký hành nghề và thu...
Trong chiều ngày 13/5/2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước đã tiến hành trao đổi, học tập kinh nghiệm về việc thực...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.920.249
Lượt truy cập hiện tại 6.163
Hòa giải tranh chấp liên quan đến quyền của bên cầm cố
Ngày cập nhật 14/11/2017

Anh Xung cầm cố chiếc máy điện thoại cho ông Danh. Đến hạn thanh toán, anh Xung lấy lại tài sản cầm cố thì ông Danh nói tài sản đã bị mất nên đề nghị trả bằng chiếc điện thoại khác. Anh Xung không đồng ý và hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Ông Danh đã nhờ hòa giải viên tư vấn để tìm hiểu trong trường hợp này phải áp dụng quy định nào của pháp luật để giải quyết ?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

 Điều 312 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định quyền của bên cầm cố:

- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp có thỏa thuận bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố mà việc sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Điều 313 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Như vậy, Hòa giải viên căn cứ Điều 312, Điều 313 Bộ luật Dân sự (năm 2015) để giải thích cho hai bên hiểu về quyền của bên cầm cố và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản. Trong đó, ông Danh là bên nhận cầm cố tài sản phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố anh Xung là bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Trong trường hợp này, ông Danh đã làm mất chiếc máy điện thoại là tài sản cầm cố của anh Xung và đề nghị được trả bằng một máy điện thoại khác. Như vậy, ông Danh cũng đã nhận biết lỗi của mình và đề nghị phương thức bồi thường. Về phía anh Xung, chiếc máy điện thoại bị mất không phải do lỗi cố ý của ông Danh; sự việc cũng đã rồi, anh không nên căng thẳng mà cùng thỏa thuận về việc bồi thường với ông Danh một cách thỏa đáng, hợp lý.Trong trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Phan Văn Quả
Các tin khác
Xem tin theo ngày