Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.334.646
Lượt truy cập hiện tại 10.773
Hòa giải tranh chấp liên quan đến bảo lưu quyền sở hữu
Ngày cập nhật 14/11/2017

Chị Bé mua tủ lạnh tại cửa hàng anh Sum. Do chưa có đủ tiền để trả, chị Bé thỏa thuận với anh Sum trả trước 80% giá trị, 20% còn lại sẽ thanh toán sau một tháng. Hai bên thống nhất và ghi rõ vào hợp đồng mua bán quyền sở hữu tủ lạnh này thuộc về anh Sum cho tới khi chị Bé hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Hết hạn một tháng, chị Bé không thanh toán 20% số tiền còn lại nên anh Sum đòi lại chiếc tủ lạnh. Chị Bé không trả tủ lạnh và xin gia hạn thêm 10 ngày nhưng anh Sum không đồng ý. Hai bên to tiếng xảy ra mâu thuẫn. Trong trường hợp này, hòa giải viên phải áp dụng quy định nào của pháp luật để thực hiện hòa giải ?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 331 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định bảo lưu quyền sở hữu:

1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký».

Điều 332 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định quyền đòi lại tài sản:

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, hòa giải viên phải căn cứ Điều 331, 332 Bộ luật Dân sự (năm 2015) giải thích cho các bên hiểu quy định về bảo lưu quyền sở hữu. Theo đó, trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán. Trường hợp bên mua là chị Bé không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho anh Sum theo thỏa thuận thì anh Sum có quyền đòi lại tài sản. Anh Sum phải hoàn trả cho chị Bé số tiền đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp chị Bé làm mất, hư hỏng tài sản thì anh Sum có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, việc hết hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhưng chị Bé chưa hoàn thành thì anh Sum có quyền đòi lại tài sản là đúng quy định. Việc chị Bé từ chối giao tài sản là không đúng. Tuy nhiên, hòa giải viên phân tích để anh Sum và chị Bé có thể thực hiện hợp đồng mua bán một cách trọn vẹn. Thực tế, ti vi đó đã được chị Bé thanh toán 80%, số tiền còn chị xin gia hạn thêm thời gian để hoàn thành theo thỏa thuận. Do đó, anh Sum có thể thông cảm và thỏa thuận với chị Bé về việc thanh toán số tiền còn lại một cách hợp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên.Trong trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày