Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý...
Sáng ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo...
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của...
Chiều ngày 28/6/2024, Sở Tư pháp phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông tổ chức Hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và...
Chiều ngày 26 tháng 6 năm 2024, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, số 100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, đoàn viên công đoàn cơ...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.215.057
Lượt truy cập hiện tại 13.439
Hòa giải tranh chấp liên quan đến đặt cọc tiền
Ngày cập nhật 14/11/2017

Anh Dũng muốn mua cái máy chụp ảnh đời mới giá 10 triệu đồng tại cửa hàng của bà Sen nhưng không mang theo đủ tiền. Vì loại máy chụp ảnh này số lượng có hạn và bán rất chạy, sợ hết hàng nên anh Dũng đặt cọc trước 2   triệu, hôm sau sẽ đến trả đủ tiền để lấy. Bà Sen nhất trí với đề nghị này và hai bên lập văn bản đặt cọc tiền. Đến hẹn, anh Dũng gặp bà Sen đề nghị cho lấy lại tiền cọc vì vợ anh không muốn mua cái máy chụp ảnh đó. Bà Sen không nhất trí và không trả lại tiền cọc cho anh Dũng. Hai bên to tiếng, dẫn đến mâu thuẫn. Anh Dũng đã nhờ hòa giải viên T thực hiện hòa giải. Trong trường hợp này, hòa giải viên T áp dụng quy định nào của pháp luật để tiến hành hòa giải ?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

 Điều 328 Bộ luật Dân sự  (năm 2015) quy định về đặt cọc:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, Hòa giải viên T phải căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự (năm 2015) giải thích cho các bên hiểu quy định về đặt cọc. Theo đó, nếu anh Dũng thực hiện giao kết mua máy chụp ảnh giá 10 triệu thì tiền cọc 2 triệu được trả lại cho anh Dũng hoặc được trừ vào 10 triệu mua máy chụp ảnh. Nếu anh Dũng từ chối mua máy chụp ảnh thì 2 triệu tiền cọc thuộc về bên nhận đặc cọc là bà Sen. Ngược lại, nếu bà Sen từ chối bán máy chụp ảnh như đã giao kết thì phải trả cho anh Dũng 2 triệu tiền cọc và trả thêm một số tiền tương đương giá trị tiền cọc là 2 triệu đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Chiếu theo quy định pháp luật, việc anh Dũng từ chối giao kết máy chụp ảnh thì ông sẽ bị mất 2 triệu đồng. Tuy nhiên, vì mối quan hệ hữu nghị giữa bên mua và bên bán, để giữ hòa khí và khách hàng trong làm ăn nên hai bên có thể thỏa thuận về việc mua bán này cũng như vấn đề xử lý tiền cọc một cách hợp lý. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngọc Hiền
Các tin khác
Xem tin theo ngày