|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| |
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới |
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn... |
| |
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị... |
| |
Thống kê truy cập Tổng truy cập 23.365.127 Lượt truy cập hiện tại 3.521
|
Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đổ rơm xuống sông Ngày cập nhật 14/03/2016
Gia đình bà A là cơ sở làm nấm rơm, nhà bà ở gần sông nơi thường xuyên xảy ra hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa. Nhà bà không có chổ xử lý rác sau khi trồng nấm rơm mà lại đổ rơm xuống sông. Đề nghị cho biết hành vi đổ rơm xuống sông của gia đình bà A có bị xử phạt không và mức xử phạt của hành vi này được quy định như thế nào?
Trả lời (Chỉ mang tính chất tham khảo):
Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ rác hoặc rơm, rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
b) Buộc động vật vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
Ngoài ra, Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP còn quy định biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm.
Như vậy, việc gia đình bà A có hành vi đổ rơm xuống sông nơi thường xuyên xảy ra hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải vớt rơm trả lại tình trạng ban đầu của dòng sông. Các tin khác
|
|
|
|
|