Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý...
Sáng ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo...
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của...
Chiều ngày 28/6/2024, Sở Tư pháp phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông tổ chức Hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và...
Chiều ngày 26 tháng 6 năm 2024, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, số 100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, đoàn viên công đoàn cơ...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.215.081
Lượt truy cập hiện tại 13.463
Vi phạm quy định về chào bán, chuyển nhượng cổ phần
Ngày cập nhật 22/07/2015

Ông TB là cổ đông đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP NBC. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, ông đã chuyển nhượng cổ phần của mình. Hành vi này bị xử phạt thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định:

“1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cổ đông là cá nhân là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng chuyển nhượng cổ phần trong thời gian đảm nhiệm chức vụ;”.

Như vậy, ông TB vừa là cổ đông vừa là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng NBC,  trong thời gian đảm nhiệm chức vụ có hành vi cuyển nhượng cổ phần của mình là vi phạm pháp luật.

Với hành vi này ông TB có thể bị phạt tiền từ từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Buộc khôi phục lại số cổ phần đã chuyển nhượng quy định tại Điều này trong thời gian tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực;

b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm.

Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Các tin khác
Xem tin theo ngày