Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý...
Sáng ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo...
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của...
Chiều ngày 28/6/2024, Sở Tư pháp phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông tổ chức Hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và...
Chiều ngày 26 tháng 6 năm 2024, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, số 100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, đoàn viên công đoàn cơ...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.219.142
Lượt truy cập hiện tại 16.624
Việc không thực hiện vệ sinh thú y đối với nước thải trước khi thải ra môi trường có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Ngày cập nhật 31/03/2014

Ông Dương có trại nuôi tôm rộng 3.000 ha. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi và thu hoạch tôm, ông Dương chưa thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng đối với thiết bị, dụng cụ, nước thải trước khi thải ra môi trường. Bà Dơi là người sinh sống trong khu vực có đầm nuôi tôm đã nhiều lần đề nghị ông Dương thực hiện vệ sinh thú y nước thải trước khi thải ra môi trường để phòng bệnh nhưng ông Dương không thực hiện. Bà Dơi đề nghị cho biết, việc không thực hiện vệ sinh thú y đối với nước thải trước khi thải ra môi trường có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y quy định chủ vật nuôi phải thực hiện việc phòng bệnh bắt buộc đối với động vật dưới nước, lưỡng cư như sau:
- Chấp hành các quy định về việc phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hoá chất để xử lý mầm bệnh đối với nơi nuôi (ao, lồng, bè);
- Thực hiện các quy định về vệ sinh, khử trùng đối với thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi, thu hoạch;
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y đối với nước thải, chất thải động vật trước khi thải ra môi trường;
- Áp dụng các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho động vật nuôi thông qua tắm, tiêm, cho ăn và các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của cơ quan thú y.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật thủy sản.
Căn cứ các quy định trên, việc vệ sinh, khử trùng đối với thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi, thu hoạch tôm, vệ sinh thú y đối với nước thải trước khi thải ra môi trường là những biện pháp phòng bệnh bắt buộc đối với động vật dưới nước. Tuy nhiên, ông Dương đã không tuân thủ các quy định trên nên bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày