Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Chiều ngày 12 tháng 7 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý...
Sáng ngày 11 tháng 7 năm 2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho báo cáo...
Ngày 18 tháng 7 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động và cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của...
Chiều ngày 28/6/2024, Sở Tư pháp phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Nam Đông tổ chức Hội nghị giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và...
Chiều ngày 26 tháng 6 năm 2024, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh, số 100 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, đoàn viên công đoàn cơ...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 20.218.787
Lượt truy cập hiện tại 16.301
Quy định về xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận kiểm dịch
Ngày cập nhật 31/03/2014

Hộ gia đình ông Ngang chăn nuôi dê trong vùng bị dịch bệnh đậu dê uy hiếp. Để bán thịt dê cho các nhà hàng theo đơn đã đặt hàng, ông Ngang vận chuyển thịt dê đến vùng an toàn. Khi lực lượng chức năng kiểm tra thì phát hiện số thịt dê này không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Hành vi của ông Ngang bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời (có tính chất tham khảo)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y thì cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan thực hiện các biện pháp đối với vùng bị dịch uy hiếp, như: Lập các chốt kiểm dịch tạm thời trên những trục đường chính để kiểm soát động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng bị dịch uy hiếp; xác định loại động vật dễ nhiễm bệnh dịch; kiểm soát chặt chẽ việc đưa vào, mang ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp những động vật dễ nhiễm với bệnh dịch đã công bố và sản phẩm của chúng; tổ chức tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác theo quy định đối với từng bệnh; tăng cường giám sát dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra, phát hiện ổ dịch mới phát sinh để kịp thời xử lý.
Do đó, trường hợp đưa động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố từ vùng bị dịch uy hiếp ra vùng đệm hoặc vùng an toàn mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật trong trường hợp này (điểm a khoản 3 và khoản 5 Điều 6 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi).
Như vậy, việc ông Ngang vận chuyển thịt dê từ vùng bị dịch bệnh đậu dê uy hiếp đến vùng an toàn mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và phải tiêu hủy số thịt dê vi phạm.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày