Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHÍ HYDRATE
Ngày cập nhật 15/09/2017

Ngày 24 tháng 5 năm 2017, Bộ tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BTNMT quy định định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 7 năm 2017, chấm dứt hiệu lực của Quyết định số 829/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, Thông tư này quy định cụ thể định mức kinh tế - kỹ thuật này được áp dụng cho công tác điều tra địa chất khoáng sản biển sâu từ 300 đến 2.500m nước, công tác địa vật lí biển sâu và công tác trắc địa phục vụ điều tra địa chất và địa vật lý biển sâu.

Định mức kinh tế - kỹ thuật này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000.

Cũng theo Thông tư, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động công nghệ được lập căn cứ vào tính chất, nội dung công việc, điều kiện thi công và mức độ khó khăn, độ sâu của nước biển, đặc điểm địa chất, địa hình của khu vực đáy biển… của công tác công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:500.000.

Một số quy định cụ thể về định mức kinh tế - kỹ thuật được phân loại theo độ sâu thi công, tính chất khó khăn theo khoảng cách đi lại và theo đặc điểm phức tạp của địa chất và địa hình đáy biển tại Thông tư như sau:

PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN THEO ĐỘ SÂU THI CÔNG

Loại khó khăn

Độ sâu nước biển

Loại 1

Từ 300m đến <1.000m

Loại 2

Từ 1.000m đến <1.500m

Loại 3

Từ 1.500m đến <2.000m

Loại 4

Từ 2.000m đến 2.500m

PHÂN LOẠI KHÓ KHĂN THEO KHOẢNG CÁCH ĐI LẠI

Mức độ đi lại

Khoảng cách di chuyển

Loại 1

Đến 100km

Loại 2

100-200

Loại 3

200-300

Loại 4

>300km

PHÂN LOẠI PHỨC TẠP CỦA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN

Điều kiện thi công

Đặc điểm địa chất - địa hình đáy biển

Đơn giản

- Đáy biển được phủ chủ yếu bởi các thành tạo Đệ tứ, đá gốc trước Đệ Tứ lộ không đáng kể; thành phần thạch học của trầm tích khá đồng nhất, chủ yếu là cát, bùn, ít đứt gãy.

- Bề mặt địa hình đáy biển ổn định, thoải đều.

Trung bình

- Đáy biển được phủ chủ yếu bởi các thành tạo Đệ tứ, thành phần trầm tích gồm cát, bột, sét lẫn lộn; trầm tích carbonat phân bố trên diện tích khá rộng (trên 25% diện tích khảo sát), cấu trúc địa chất phức tạp vừa, dự kiến trong vùng có mặt 2 đến 3 hệ thống đứt gãy.

- Vùng biển có một số đột biến về bề mặt địa hình đáy biển, mức độ phân cắt vừa.

Phức tạp

- Đáy biển xuất hiện nhiều đá xâm nhập và phun trào, cấu trúc đáy biển bị chi phối bởi nhiều hệ thống đứt gãy.

- Vùng có nhiều đột biến về bề mặt địa hình, có sườn dốc.

Về định mức lao động công nghệ, Thông tư quy định các loại định mức khác nhau căn cứ vào điều kiện và nội dung công việc, mức độ khó khăn, định biện và định mức công nhóm …

Ngô Quang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.308.757
Lượt truy cập hiện tại 14.281