Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Quốc hội thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Ngày cập nhật 03/03/2016

Ngày 20/11/2015, Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 thay thế Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003.

Luật này gồm có 5 chương, 91 điều quy định về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám sát.

Tại các Điều 15 và 69 của Luật quy định về chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Theo đó, căn cứ vào kỳ (phiên) họp, ý kiến và kiến nghị cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Thường trực Hội đồng nhân dân) quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.

Luật nêu rõ “Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có)”.

 Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp: Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ (phiên) họp; vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh; chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ (phiên) họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ (phiên) họp.

Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản, và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật. Cũng thời hạn 20 ngày này, ở Hội đồng nhân dân thì văn bản phải được gửi tới các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại phiên họp hoặc kiến nghị Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.

Bá Mỹ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.310.835
Lượt truy cập hiện tại 15.196