Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Đề án Phát triển doanh nghiệp đến năm 2025
Ngày cập nhật 10/11/2021

Ngày 04 tháng 11 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2818/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, với các nội dung chủ yếu sau:

 

1. Quan điểm phát triển

- Tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19; tập trung kêu gọi các Tập đoàn lớn tham gia đầu tư các dự án công nghiệp, du lịch, dịch vụ; khuyến khích doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ, tư vấn để khởi nghiệp thành công; hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Các chính sách hỗ trợ phải gắn với nguồn lực thực hiện cụ thể, điều kiện, trình tự, thủ tục tiếp cận thuận lợi, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng, đúng đối tượng thụ hưởng gắn với cơ chế hậu kiểm hiệu quả.

- Bảo đảm gắn kết hài hòa giữa các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và phòng chống dịch bệnh Covid-19; phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

- Quyết liệt trong công tác cải cách hành chính; tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm. Tạo lập môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch thông qua việc nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướngthanh tra, kiểm tra, giám sát cần đảm bảo mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.

- Các doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh tái cơ cấu, liên kết, hợp tác kinh doanh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh; nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần liêm chính trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2025

- Đến năm 2025, có ít nhất 8.500 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt 70 doanh nghiệp/vạn dân, tăng 1,5 lần so với năm 2020; tốc độ phát triển doanh nghiệp thành lập mới bình quân thời kỳ 2021 - 2025 tăng 5-10%/năm.

- Lao động trong doanh nghiệp đạt khoảng 92.000 người, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2021 - 2025 đạt 1,5-3%/năm.

- Tăng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn, phấn đấu đạt khoảng 1.500 triệu USD năm 2025, tăng 1,7 lần so với năm 2020, tăng 12% giai đoạn 2021-2025.

- Tổng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp đạt khoảng 22.000 tỷ đồng,  tăng 1,5 lần so với năm 2020, chiếm từ 45-50% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 5.500 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2020, chiếm từ 50-55% tổng thu ngân sách của tỉnh.

3. 4 nhóm nhiệm vụ và giải phápchủ yếu:

- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

- Nhóm giải pháp về đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp.

- Nhóm giải pháp về công tác xúc tiến thương mại, đầu tư.

- Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cấp chính quyền.

4. Tổ chức thực hiện

- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu, điều phối về triển khai thực hiện Đề án có trách nhiệm:Xây dựng kế hoạch hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện; đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan; phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng hợp các nguồn lực cho các hoạt động của Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt; định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện Đề án; kịp thời đề xuất các giải pháp, biện pháp xử lý đối với những khó khăn, vướng mắc phát sinh để đảm bảo thực hiện thành công Đề án.

- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế và các cơ quan báo, đài đóng trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung Đề án đến toàn thể cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh; thường xuyên cập nhật, đưa tin về tình hình và kết quả triển khai thực hiện Đề án.

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; các đoàn thể, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ có trách nhiệm:Triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Đề án thuộc thẩm quyền nhà nước được giao;Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện phát triển doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Thực hiện vận động, hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật; tham gia giám sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên và Nhân dân về vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân; phát động các phong trào thi đua yêu nước trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ: Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp đến hội viên, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn; tích cực vận động, hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các tổ chức hiệp hội, ngành hàng nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác, liên kết, hình thành chuỗi giá trị; tập hợp các kiến nghị khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, đề xuất với các cơ quan liên quan để kịp thời tháo gỡ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.365.895
Lượt truy cập hiện tại 4.203