Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu âu (EVFTA) của tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 30/09/2020

Thực hiện Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 06/08/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu âu (EVFTA), theo đó để đạt được mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA và thị trường của các nước EU; xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, ngày 01 tháng 9 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định như sau:

 

Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước EU

- Tăng cường phổ biến Hiệp định EVFTA đến các đối tượng có liên quan thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA.

- Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như: đầu tư, dịch vụ, hải quan, sở hữu trí tuệ, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động, môi trường và cho doanh nghiệp về các quy định và cam kết của EVFTA theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể, bảo đảm các doanh nghiệp cũng như các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.

- Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp của tỉnh có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước EU.

- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư tại các nước EU nhằm thông tin cho cộng đồng cho doanh nghiệp các nước về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực trọng điểm; tận dụng công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại nhằm tháo gỡ những nút thắt có thể gây cản trở một số ngành của Việt nam trong việc tận dụng EVFTA; đồng thời cũng cố vị thế, vai trò và hình ảnh của Việt nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trên trường quốc tế.

- Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, thông qua các hiệp hội  doanh nghiệp nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, định hướng cho các hiệp hội đổi mới văn hóa sản xuất, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của liên minh châu âu (EU) và quốc tế.

Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

- Các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ khác của Việt Nam khi tham gia Hiệp định EVFTA.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành có liên quan đến Hiệp định EVFTA để đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiệp định EVFTA.

 - Đảm bảo việc thực hiện cơ chế tham vấn, lấy ý kiến các đối tượng có liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

- Đánh giá định lượng về tác động của EVFTA sau đại dịch Covid-19 đối với các mặt kinh tế - xã hội cũng như các ngành cụ thể, kiến nghị các biện pháp ứng phó phù hợp.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi Hiệp định; hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.

- Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.

- Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật - công nghệ, luật, tài chính...

Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp

- Triển khai thực hiện các chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; thực hiện Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019 và các văn bản liên quan về điều chỉnh các quan hệ lao động, tiêu chuẩn lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

- Tiếp tục nâng cao năng lực cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về lao động; hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tại doanh nghiệp, các thiết chế hòa giải, trọng tài lao động.

- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá những vấn đề về an ninh khi triển khai các cam kết về lao động, công đoàn.

Chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chính sách hỗ trợ về tài chính, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm... để giúp người lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp không đứng vững được trong quá trình cạnh tranh.

- Đánh giá những tác động của Hiệp định EVFTA đến vấn đề lao động, việc làm, xã hội và đề xuất các giải pháp để có thể thực hiện hiệu quả Hiệp định EVFTA.

- Đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp chống lại các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo đúng quy định; thương mại động thực vật hoang dã trái phép.

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đề ra trong Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Chính phủ; giúp sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh nắm rõ, triển khai nhiệm vụ cần thiết để thực hiện Hiệp định EVFTA có hiệu quả; hỗ trợ cơ quan, doanh nghiệp và người dân hiểu được nội dung, cách thức thực hiện cam kết của Hiệp định trong từng lĩnh vực; đồng thời vận dụng, phát huy hiệu quả cơ hội đến từ Hiệp định, hạn chế tối đa thách thức để tối ưu hóa lợi ích mà Hiệp định mang lại cho doanh nghiệp, người dân trong tỉnh.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 7.500