Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
Ngày cập nhật 05/11/2013

Hỏi: Ông Hà đăng ký kinh doanh dịch vụ karaoke. Ông Hà phải làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke ở cơ quan nào và việc kinh doanh karaoke phải bảo đảm các điều kiện gì?

Trả lời (có tính chất tham khảo):
Điều 30 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ và Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh karaoke:
1. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke.
2. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng. Cửa phòng karaoke nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.
3. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên. Khoảng cách từ 200 m trở lên đo theo đường giao thông từ cửa phòng khiêu vũ đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau.
5. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề, cụ thể như sau:
a) Hộ liền kề là hộ có tường nhà ở liền kề với tường phòng hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;
b) Hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau.
Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền này;
c) Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép;
d) Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến. Văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến được hiểu là hộ liền kề không sử dụng quyền này.
6. Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.
8. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mìn,h phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke phải được cấp giấy phép theo quy định.
Điều 31 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ và Điều 12, 13 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng được ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP quy định:
- Cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh karaoke không phải xin giấy phép kinh doanh nhưng phải có đủ điều kiện quy định.
- Người xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, ông Hà đăng ký kinh doanh dịch vụ karaoke phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (hoặc cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện nếu được phân cấp). Các điều kiện kinh doanh dịch vụ phải bảo đảm theo quy định trên.
 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn...
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 và Kế hoạch số 2500/KH-STP ngày 08/10/2024 của Sở Tư pháp, ngày 21/11/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.367.186
Lượt truy cập hiện tại 2.048