Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY (Tiếp theo)
Ngày cập nhật 11/08/2020

          Người được huy động trực tiếp chữa cháy bị thương thì có được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh không?

          1.Anh Tuấn ở phường AH, thành phố H hỏi: Người được huy động trực tiếp chữa cháy bị thương thì có được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị thương như sau:

          - Người có tham gia bảo hiểm y tế bị thương được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;

          - Người không tham gia bảo hiểm y tế bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

          Như vậy, người được huy động trực tiếp chữa cháy bị thương sẽ được thành sẽ được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định nêu trên.

          Người phục vụ chữa cháy bị thương chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có được thanh toán chế độ trợ cấp không?

          2.Anh Cảnh ở phường AH, thành phố H hỏi: Người phục vụ chữa cháy bị thương chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có được thanh toán chế độ trợ cấp không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định thanh toán chế độ trợ cấp đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị thương như sau:

          a) Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bị thương được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tính theo mức suy giảm khả năng lao động và số năm đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

          b) Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả trợ cấp một lần (trừ khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội) nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% hoặc trợ cấp hàng tháng (trừ khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội) nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

          Mức trợ cấp bằng mức trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

          Như vậy, người phục vụ chữa cháy bị thương chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được thành sẽ được thanh toán chế độ trợ cấp theo quy định nêu trên.

  Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi chữa cháy thì thân nhân của người đó có được thanh toán chế độ gì không?

  3. Anh Viết ở phường AH, thành phố H hỏi: Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi chữa cháy thì thân nhân của người đó có được thanh toán chế độ gì không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị chết như sau:

           Người đang tham gia bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bị chết do chữa cháy, phục vụ chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì thân nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần; cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

          Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, người đang tham gia bảo hiểm xã hội bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi chữa cháy thì thân nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.

  Tham gia phục vụ chữa cháy qua đời nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì gia đình có được thanh toán chế độ gì không?

 

  4. Chị Anh ở phường AH, thành phố H hỏi: Trong lúc tham gia phục vụ chữa cháy, em trai tôi không may qua đời trong thời gian điều trị lần đầu. Do em trai tôi chưa tham gia bảo hiểm xã hội nên tôi muốn biết gia đình tôi có được thanh toán chế độ gì không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

  Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định người chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần bị chết do chữa cháy, phục vụ chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ như sau:

          a) Trợ cấp tuất một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở hoặc trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân của người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị chết.

          Điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần, điều kiện hưởng và mức trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện như quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

          b) Trợ cấp mai táng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng; mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở;

          c) Mức lương cơ sở quy định tại điểm a, b nêu trên là mức lương cơ sở tại tháng người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy chết.

          Như vậy, gia đình chị Anh sẽ được trợ cấp tuất theo quy định nêu trên.

          Đội viên đội dân phòng có được hưởng trợ cấp trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy không?

          5. Anh Duy là đội viên đội dân phòng phường VN, thành phố H hỏi: Đội viên đội dân phòng có được hưởng trợ cấp trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy không?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 7 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định về trợ cấp trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:

          Cán bộ, đội viên đội dân phòng được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở cho một ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Ngày lương cơ sở được xác định bằng mức lương cơ sở (theo tháng) do Chính phủ quy định chia cho 22 ngày.

          Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, đội viên đội dân phòng được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở cho một ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

          Tiền lương, tiền bồi dưỡng trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được tính như thế nào?

          6. Anh Ngữ, đội viên đội viên đội phòng cháy, chữa cháy ở phường PC, thành phố H hỏi: Tiền lương, tiền bồi dưỡng trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được tính như thế nào?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 8 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:

          1. Tiền lương (bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác nếu có) trong những ngày tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Tiền lương để tính trả trong những ngày tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiền lương và quy chế trả lương của đơn vị quản lý trực tiếp.

          2. Tiền bồi dưỡng bằng 0,5 tiền lương ngày cho mỗi ngày tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

          Tiền lương ngày để tính trả bồi dưỡng được xác định như sau:

          a) Đối với đơn vị quản lý trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bằng hệ số lương, phụ cấp (nếu có) hiện hưởng trong thang, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân với mức lương cơ sở chia cho 22 ngày;

          b) Đối với đơn vị quản lý trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là tiền lương ngày hiện hưởng của người lao động theo quy định của pháp luật lao động về tiền lương.

          Như vậy, tiền lương, tiền bồi dưỡng trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở sẽ được tính theo quy định nêu trên.

          Đội viên đội dân phòng bị tai nạn trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì có được hưởng chế độ gì không?

          7. Anh Lực đội viên đội dân phòng xã HV, thị xã HT, tỉnh TTH hỏi: Đội viên đội dân phòng bị tai nạn trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì có được hưởng chế độ gì không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 9 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định chế độ đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành bị tai nạn trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:

          1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được cơ quan bảo hiểm chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

          2. Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp thực hiện các chế độ sau:

          a) Giám định mức suy giảm khả năng lao động;

          b) Trợ cấp một lần theo mức độ suy giảm khả năng lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. Mức trợ cấp được tính như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

          c) Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Mức trợ cấp được tính như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

          d) Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật;

          đ) Trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần;

          e) Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe chưa phục hồi từ 05 đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

          3. Thời điểm hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm b, c và đ khoản 2 nêu trên được tính từ tháng người bị tai nạn điều trị xong, ra viện. Trường hợp vết thương tái phát, được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

          Như vậy, cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành bị tai nạn trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy sẽ được hưởng chế độ theo quy định nêu trên.

          Chế độ đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết được quy định như thế nào?

          8. Anh Quát ở xã HP, thị xã HT, tỉnh TTH hỏi: Chế độ đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết được quy định như thế nào?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 10 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định chế độ đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết như sau:

          1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần; cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

          2. Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ như sau:

          a) Trợ cấp một lần khi chết bằng 36 lần mức lương cơ sở;

          b) Trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp mai táng, cụ thể:

          - Trợ cấp tuất một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở hoặc trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân của người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị chết.

          Điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần, điều kiện hưởng và mức trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện như quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

          - Trợ cấp mai táng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng; mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở;

          - Mức lương cơ sở quy định nêu trên là mức lương cơ sở tại tháng người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy chết.

          Như vậy, chế độ đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết được thanh toán theo quy định nêu trên.

  Pháp luật quy định tài sản nào được xem là đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc? Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu được tính như thế nào?

  9. Chị Vân Anh nhân viên công ty MH hỏi: Pháp luật quy định tài sản nào được xem là đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc? Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu được tính như thế nào?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 4 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định đối tượng bảo hiểm như sau:

          1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

          a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

          b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

          2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

          Điều 5 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu như sau:

          1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP nêu trên tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

          2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:

          a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP nêu trên: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

          b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP nêu trên: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

Như vậy, đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định nêu trên. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu sẽ được tính như viện dẫn trên.

Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được thực hiện như thế nào?

10. Chị Tuyết, nhân viên công ty TH hỏi: Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được thực hiện như thế nào?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

           Điều 9 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định về mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy như sau:

          1. Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.

          2. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện nộp số tiền quy định tại khoản 1 nêu trên vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn sau:

          a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 nêu trên.

          b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 nêu trên.

          Như vậy, mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định nêu trên.

          Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy không?

          11. Chị Gái ở phường AH, thành phố H hỏi: Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy không?

  Trả lời (có tính chất tham khảo)

          Điều 10 Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định về chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:

          1. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải đảm bảo minh bạch, đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

          2. Hàng năm, Bộ Công an lập dự toán thu, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy gửi Bộ Tài chính theo quy định pháp luật.

          3. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được sử dụng như sau:

          a) Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 40% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

          b) Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy; chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Chi cho nội dung này không vượt quá 30% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

          c) Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động sau: Điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Chi cho nội dung này không vượt quá 20% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

          d) Hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 10% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

          4. Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy cuối năm chưa sử dụng hết cho từng nội dung quy định tại khoản 3 nêu trên được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

          Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được sử dụng để hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 10% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

         

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.455.416
Lượt truy cập hiện tại 12.522