Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hòa giải tranh chấp liên quan đến thế chấp tài sản
Ngày cập nhật 14/11/2017

Để có vốn làm ăn, ông Kiên thế chấp xe ô tô cho bà Hương để vay 200 triệu đồng. Trong một lần sử dụng, xe ô tô của ông Kiên bị tai nạn và được chi trả bảo hiểm vật chất. Sau khi biết sự việc, bà Hương yêu cầu ông Kiên thanh toán số tiền chi trả bảo hiểm vật chất xe ô tô mà ông Kiên đã nhận. Tuy nhiên,  ông Kiên không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Bà Mai đã nhờ hòa giải viên ở phường là anh T. Trong trường hợp này, anh T phải áp dụng quy định nào của pháp luật để hào giải ?

Trả lời (có tính chất tham khảo)

Điều 317 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về thế chấp tài sản:

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Điều 318 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định tài sản thế chấp:

1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

b) Căn cứ về đạo đức, văn hóa, truyền thống: Vì sự bình yên của khu dân cư, vì mối quan hệ tốt đẹp, hữu nghị giữa các bên.

Như vậy, Hòa giải viên T phải căn cứ Điều 317, Điều 318 Bộ luật Dân sự (năm 2015) để giải thích cho hai bên hiểu về thế chấp tài sản và tài sản thế chấp. Trong trường hợp cụ thể này, khi bà Hương nhận thế chấp xe ô tô của ông Kiên thì phải báo với tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng thế chấp. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp là bà Hương. Tuy nhiên, bà Hương đã không thông báo cho tổ chức bảo hiểm về vấn đề này nên tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và ông Kiên có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp là bà Hương. Như vậy, nếu ông Kiên không thanh toán số tiền chi trả bảo hiểm vật chất xe ô tô cho bà Hương là không đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận việc giải các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Phan Văn Quả
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.363.426
Lượt truy cập hiện tại 2.151