|
|
Liên kết website
Chính phủ Các Bộ, Ngành ở TW Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Sở, Ban, Ngành
| | |
Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Hà Nội trao đổi kinh nghiệm về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Ngày cập nhật 26/12/2014
Ngày 18 tháng 12 năm 2014, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh ngiệp với Đoàn công tác liên ngành của thành phố Hà Nội do đồng chí Phan Hồng Sơn – Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội dẫn đầu.
Hai bên đã thông tin những kết quả đạt được trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ. Qua trao đổi những mô hình, cách làm hiệu quả, Đoàn công tác thành phố Hà Nội cho biết, Thừa Thiên Huế và Hà Nội có mô hình thực hiện tương đồng nhau. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có những cách làm mà Hà Nội chưa thực hiện và sẽ nghiên cứu để áp dụng vào quá trình xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2020, như: Lồng ghép thành một nội dung trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các Sở, ngành liên quan có kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tư vấn pháp luật tập trung,…
Hai bên cũng nhất trí về những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét, đó là: Về nguồn nhân lực để thực hiện, chưa có văn bản quy định nên phải kiêm nhiệm; chế độ quy định tại Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp chưa phù hợp (Chi bồi dưỡng cho Luật gia, Tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia tư vấn pháp luật 20.000 đồng - 30.000 đồng /giờ tư vấn, thù lao giảng viên là các chuyên gia đầu ngành,...); giới hạn phạm vi giải đáp pháp luật mâu thuẩn với nhu cầu thực tế (Nghị định quy định việc giải đáp không áp dụng đối với các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp về những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp); Nghị định quy định thời gian giải đáp pháp luật của cơ quan chức năng nhưng không có chế tài xử lý nếu vi phạm,...
Trong công tác triển khai có những hạn chế. Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhưng cơ quan nắm rõ tình hình của doanh nghiệp lại là các Sở, ngành khác (Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Hải quan,...), vì vậy, phải có giải pháp phối hợp hiệu quả trong thực hiện mới đạt được kết quả tốt. Ý thức, nhận thức về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; về vị trí, vai trò của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp, trong khi đây là đối tượng chiếm đa số và có nhu cầu hỗ trợ pháp lý rất lớn,...
Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã rút ra nhiều điểm thống nhất trong cách làm cũng như những giải pháp mới có thể nghiên cứu để áp dụng phù hợp với tỉnh, thành phố của mình nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Hà Nội trao đổi kinh nghiệm về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Ngày cập nhật 26/12/2014
Ngày 18 tháng 12 năm 2014, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh ngiệp với Đoàn công tác liên ngành của thành phố Hà Nội do đồng chí Phan Hồng Sơn – Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội dẫn đầu.
Hai bên đã thông tin những kết quả đạt được trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ. Qua trao đổi những mô hình, cách làm hiệu quả, Đoàn công tác thành phố Hà Nội cho biết, Thừa Thiên Huế và Hà Nội có mô hình thực hiện tương đồng nhau. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có những cách làm mà Hà Nội chưa thực hiện và sẽ nghiên cứu để áp dụng vào quá trình xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2020, như: Lồng ghép thành một nội dung trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; các Sở, ngành liên quan có kế hoạch thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tư vấn pháp luật tập trung,…
Hai bên cũng nhất trí về những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét, đó là: Về nguồn nhân lực để thực hiện, chưa có văn bản quy định nên phải kiêm nhiệm; chế độ quy định tại Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp chưa phù hợp (Chi bồi dưỡng cho Luật gia, Tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia tư vấn pháp luật 20.000 đồng - 30.000 đồng /giờ tư vấn, thù lao giảng viên là các chuyên gia đầu ngành,...); giới hạn phạm vi giải đáp pháp luật mâu thuẩn với nhu cầu thực tế (Nghị định quy định việc giải đáp không áp dụng đối với các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp về những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp); Nghị định quy định thời gian giải đáp pháp luật của cơ quan chức năng nhưng không có chế tài xử lý nếu vi phạm,...
Trong công tác triển khai có những hạn chế. Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối tham mưu quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhưng cơ quan nắm rõ tình hình của doanh nghiệp lại là các Sở, ngành khác (Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Hải quan,...), vì vậy, phải có giải pháp phối hợp hiệu quả trong thực hiện mới đạt được kết quả tốt. Ý thức, nhận thức về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; về vị trí, vai trò của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp, trong khi đây là đối tượng chiếm đa số và có nhu cầu hỗ trợ pháp lý rất lớn,...
Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã rút ra nhiều điểm thống nhất trong cách làm cũng như những giải pháp mới có thể nghiên cứu để áp dụng phù hợp với tỉnh, thành phố của mình nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nguyễn Thị Đào Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 22.548.523 Lượt truy cập hiện tại 9.094
|
|