Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Bộ Tư pháp triển khai, phổ biến Nghị định số 54/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp
Ngày cập nhật 10/11/2014

Ngày 28 tháng 10 năm 2014, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp. Hội nghị do đồng chí Hà Kế Vinh, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

          Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hà Kế Vinh – Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của Nghị định: “Với mục tiêu hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các văn bản pháp luật điều chỉnh trước đây, Nghị định số 54/2014/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 74/2006/NĐ-CP) có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong việc hoàn thiện thể chế, đổi mới cả về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp”. Giới thiệu nội dung cơ bản của Nghị định, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã phân tích, làm rõ 07 (bảy) điểm mới của Nghị định so với Nghị định 74/2006/NĐ-CP. Trong đó, nội dung gặp nhiều vướng mắc trong áp dụng thực tiễn được các đại biểu quan tâm là các quy định bổ sung, cụ thể hóa về bổ sung cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp; về việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra; về thanh tra lại và thanh tra đột xuất.

          Tại Hội nghị, chia sẻ với sự trăn trở của các đại biểu về biên chế Thanh tra tại các Sở Tư pháp, đồng chí Võ Hoàng Yến – Cục trưởng Cục Bổ Trợ Tư pháp đề nghị: “Về vấn đề nhân lực, mặc dù 63/63 Sở Tư pháp các tỉnh đều có tổ chức thanh tra nhưng lại không đồng đều về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc phát triển tổ chức thanh tra cần tính đến đặc thù và điều kiện từng địa phương để đảm bảo xây dựng bộ máy thanh tra hài hòa, hợp lý, không dàn đều, nơi nào cần thiết thì phải bổ sung, nơi nào không cần thiết thì rút bớt, đảm bảo công tác thanh tra phải phục vụ từ công việc ra con người. Việc Nghị định mới bổ sung thêm hai cơ quan là Cục Bổ trợ tư pháp và Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hộ tịch, quốc tịch chứng thực sẽ góp phần chia sẻ vấn đề nhân lực và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp của Ngành”.

          Về vấn đề xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, đồng chí Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: “Hiện nay, việc xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm gặp nhiều lúng túng. Do cơ quan Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh chưa bàn hành Kế hoạch thanh tra thì Thanh tra Sở Tư pháp chưa có căn cứ và cơ sở để lập Kế hoạch thanh tra hàng năm tại đơn vị mình”. Đây cũng là vướng mắc chung của một số đại biểu đến từ các tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Quảng Bình. Trả lời về vấn đề này, đồng chí Hà Kế Vinh cho hay: “Hiện nay, công tác xây dựng Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp luôn đảm bảo đúng quy trình và thời hạn. Tuy nhiên, các đơn vị Sở Tư pháp khi xây dựng kế hoạch thanh tra không chỉ căn cứ vào Kế hoạch của cơ quan thanh tra cấp trên mà còn phải dựa vào Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chương trình hành động của cơ quan Tư pháp địa phương mình để đảm bảo Kế hoạch thanh tra bám sát và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chung.” Bên cạnh đó, đồng chí cũng ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu về việc trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch thanh tra nên gửi dự thảo Kế hoạch thanh tra về các địa phương để lấy ý kiến nhằm đảm bảo sự thống nhất và tránh chồng chéo giữa Trung ương và địa phương.              

          Về việc thanh tra lại và thanh tra đột xuất, theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra Sở Tư pháp được “nâng thẩm quyền” trong việc ra quyết định thanh tra lại, thanh tra đột xuất. Do đây là điểm mới quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường nhiệm vụ của tổ chức thanh tra Ngành Tư pháp nên đã chiếm được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Bộ Tư pháp cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để áp dụng đúng quy định của Nghị định.

          Cũng tại Hội nghị, những vấn đề về trang phục thanh tra; vấn đề về tập huấn, bồi dưỡng, phối hợp trong thanh tra – kiểm tra; luân chuyển công tác đối với thanh tra viên được các đại biểu nêu và được Thanh tra Bộ Tư pháp ghi nhận tiếp thu báo cáo Lãnh đạo Bộ giải đáp cho các địa phương.

         Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Hà Kế Vinh đề nghị: “Lãnh đạo các Sở Tư pháp tiếp tục quan tâm, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính, trang phục cho Thanh tra Sở; quan tâm, cử công chức Thanh tra tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, thi nâng ngạch thanh tra. Thanh tra các tỉnh, thành phố cũng cần xử lý kịp thời chồng chéo trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật”.

          Đồng thời, tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp giữa Thanh tra Bộ Tư pháp với Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp, góp phần thực hiện thành công chức năng và các nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp trong thời kỳ mới./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Bộ Tư pháp triển khai, phổ biến Nghị định số 54/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp
Ngày cập nhật 10/11/2014

Ngày 28 tháng 10 năm 2014, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp. Hội nghị do đồng chí Hà Kế Vinh, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

          Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hà Kế Vinh – Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của Nghị định: “Với mục tiêu hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các văn bản pháp luật điều chỉnh trước đây, Nghị định số 54/2014/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 74/2006/NĐ-CP) có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong việc hoàn thiện thể chế, đổi mới cả về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp”. Giới thiệu nội dung cơ bản của Nghị định, đồng chí Nguyễn Thắng Lợi – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã phân tích, làm rõ 07 (bảy) điểm mới của Nghị định so với Nghị định 74/2006/NĐ-CP. Trong đó, nội dung gặp nhiều vướng mắc trong áp dụng thực tiễn được các đại biểu quan tâm là các quy định bổ sung, cụ thể hóa về bổ sung cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tư pháp; về việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra; về thanh tra lại và thanh tra đột xuất.

          Tại Hội nghị, chia sẻ với sự trăn trở của các đại biểu về biên chế Thanh tra tại các Sở Tư pháp, đồng chí Võ Hoàng Yến – Cục trưởng Cục Bổ Trợ Tư pháp đề nghị: “Về vấn đề nhân lực, mặc dù 63/63 Sở Tư pháp các tỉnh đều có tổ chức thanh tra nhưng lại không đồng đều về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc phát triển tổ chức thanh tra cần tính đến đặc thù và điều kiện từng địa phương để đảm bảo xây dựng bộ máy thanh tra hài hòa, hợp lý, không dàn đều, nơi nào cần thiết thì phải bổ sung, nơi nào không cần thiết thì rút bớt, đảm bảo công tác thanh tra phải phục vụ từ công việc ra con người. Việc Nghị định mới bổ sung thêm hai cơ quan là Cục Bổ trợ tư pháp và Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hộ tịch, quốc tịch chứng thực sẽ góp phần chia sẻ vấn đề nhân lực và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp của Ngành”.

          Về vấn đề xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm, đồng chí Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: “Hiện nay, việc xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm gặp nhiều lúng túng. Do cơ quan Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh chưa bàn hành Kế hoạch thanh tra thì Thanh tra Sở Tư pháp chưa có căn cứ và cơ sở để lập Kế hoạch thanh tra hàng năm tại đơn vị mình”. Đây cũng là vướng mắc chung của một số đại biểu đến từ các tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Quảng Bình. Trả lời về vấn đề này, đồng chí Hà Kế Vinh cho hay: “Hiện nay, công tác xây dựng Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp luôn đảm bảo đúng quy trình và thời hạn. Tuy nhiên, các đơn vị Sở Tư pháp khi xây dựng kế hoạch thanh tra không chỉ căn cứ vào Kế hoạch của cơ quan thanh tra cấp trên mà còn phải dựa vào Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chương trình hành động của cơ quan Tư pháp địa phương mình để đảm bảo Kế hoạch thanh tra bám sát và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chung.” Bên cạnh đó, đồng chí cũng ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu về việc trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt Kế hoạch thanh tra nên gửi dự thảo Kế hoạch thanh tra về các địa phương để lấy ý kiến nhằm đảm bảo sự thống nhất và tránh chồng chéo giữa Trung ương và địa phương.              

          Về việc thanh tra lại và thanh tra đột xuất, theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra Sở Tư pháp được “nâng thẩm quyền” trong việc ra quyết định thanh tra lại, thanh tra đột xuất. Do đây là điểm mới quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường nhiệm vụ của tổ chức thanh tra Ngành Tư pháp nên đã chiếm được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Bộ Tư pháp cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để áp dụng đúng quy định của Nghị định.

          Cũng tại Hội nghị, những vấn đề về trang phục thanh tra; vấn đề về tập huấn, bồi dưỡng, phối hợp trong thanh tra – kiểm tra; luân chuyển công tác đối với thanh tra viên được các đại biểu nêu và được Thanh tra Bộ Tư pháp ghi nhận tiếp thu báo cáo Lãnh đạo Bộ giải đáp cho các địa phương.

         Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồng chí Hà Kế Vinh đề nghị: “Lãnh đạo các Sở Tư pháp tiếp tục quan tâm, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính, trang phục cho Thanh tra Sở; quan tâm, cử công chức Thanh tra tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, thi nâng ngạch thanh tra. Thanh tra các tỉnh, thành phố cũng cần xử lý kịp thời chồng chéo trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật”.

          Đồng thời, tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp giữa Thanh tra Bộ Tư pháp với Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp, góp phần thực hiện thành công chức năng và các nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp trong thời kỳ mới./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 22.548.523
Lượt truy cập hiện tại 10.351