Tìm kiếm tin tức

Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Chương trình công tác ngành Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012
Ngày cập nhật 29/02/2012

Ngày 21 tháng 02 năm 2012, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 253/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình công tác ngành Tư pháp năm 2012. Thực hiện Chương trình công tác được UBND tỉnh phê duyệt, ngày 28/02/2012, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 116/KH-STP triển khai thực hiện công tác năm của Ngành tại địa phương, trong đó phân công rõ trách nhiệm của Lãnh đạo Sở chỉ đạo, của phòng, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, tiến độ thực hiện,  đảm bảo các nhiệm vụ công tác được thực thi hiệu quả, đúng thời gian và đạt được kết quả cao nhất. Theo nội dung Chương trình và Kế hoạch được ban hành, ngoài việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng, đơn vị tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật: Tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp. Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 37/2011/CT-UBND và Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế tại địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Nghị quyết về mức chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh trình UBND tỉnh Quyết định quy định mức chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Trình Quyết định ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương theo Chỉ thị số 17/2011/CT-UBND ngày 01/6/2011 của UBND tỉnh.
Công tác Hành chính tư pháp và quản lý Nhà nước về Bổ trợ tư pháp: Tổng kết công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch tại địa bàn tỉnh. Trình UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tổ chức, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp giai đoạn 2012 – 2015 tại địa bàn tỉnh. Thực hiện nâng cấp phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch từ cấp tỉnh đến cấp xã theo Quyết định số 2260/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Nghị quyết về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định mức chi cho công tác này sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 31/2008/CT-TTg ngày 20/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tình trạng di cư tự do, vượt biên trái phép và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới Việt Nam – Lào. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 – 2020”; Đề án Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam; Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động này đáp ứng nhu cầu của tổ chức, công dân. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về luật sư, công chứng, chứng thực, giám định tư pháp và bán đấu giá tài sản.
Phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các chương trình, đề án phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2008 – 2012 và chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2012, Kế hoạch thực hiện Đề án 270, Đề án 2160, Đề án 4061 phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương với từng loại đối tượng. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03/2011/CT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chỉ thị số 08/2011/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở. Chỉ đạo tổ chức tốt Hội thi “Chủ tịch xã với pháp luật” lần II/2012 theo Kế hoạch của UBND tỉnh.
Triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012 – 2015”. Trình UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh. Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Chi nhánh trợ giúp pháp lý, các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã thành lập. Đẩy mạnh hoạt động khảo sát và thực hiện trợ giúp pháp lý tại trụ sở và trợ giúp pháp lý lưu động ở cơ sở nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn bằng các hình thức và phương thức thích hợp cho các nhóm đối tượng trợ giúp, ưu tiên đồng bào dân tộc, đối tượng chính sách.
Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng: Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra bao gồm cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trên các mặt công tác Tư pháp. Tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền, đúng quy định, đúng pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của Bộ Tư pháp, của UBND tỉnh. Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Công tác tổ chức xây dựng Ngành: Tiếp tục thực hiện kiện toàn,đảm bảo các điều kiện về nhân sự, phương tiện làm việc để Phòng Hành chính tư pháp và Phòng Bổ trợ tư pháp đi vào hoạt động theo Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1687/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp; tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các phòng, đơn vị thuộc Sở và Phòng Tư pháp cấp huyện. Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý; thực hiện công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật; xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành Tư pháp, bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực; đề cao trách nhiệm của Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Tư pháp. Tiếp tục kiện toàn bổ sung cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã, đảm bảo có 60 – 70% số UBND cấp xã có 02 công chức tư pháp – hộ tịch, 90% số công chức tư pháp – hộ tịch có trình độ trung cấp Luật trở lên nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao của tư pháp cơ sở.
Trên cơ sở các nội dung của Chương trình công tác ngành tư pháp được UBND tỉnh phê duyệt Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng ngành, các đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, phối hợp với ngành Tư pháp tổ chức thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để theo dõi, chỉ đạo./.
Đính kèm:
* Quyết định số 253/QĐ-UBND ngày 21/02/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình công tác ngành Tư pháp năm 2012.
* Kế hoạch số 116/KH-STP ngày 28/02/2012 của Sở Tư pháp về việc triển khai tực hiện Chương trình công tác ngành Tư pháp năm 2012.

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Ngọc Thiên An
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 21.353.427
Lượt truy cập hiện tại 440