TÌNH HUỐNG GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG NĂM 2020
Ngày cập nhật 16/05/2022

          Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tình huống 1: Ông Phan Quang Lê, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phan Lê hỏi pháp luật hiện hành quy định điều kiện được cấp Giấy phép hoạt động đối với dịch vụ đưa người lao động của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 1 Điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định như sau:

          Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:

          a) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;

          b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

          c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

          d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

          đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

          e) Có trang thông tin điện tử.

          Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, Công ty của anh tham khảo để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

 

          Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

          Tình huống 2: Ông Trần Khánh Kim là Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ môi giới lao động T&K đang làm thủ tục để xin cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ông hỏi pháp luật quy định như thế nào về giấy phép hoạt động dịch vụ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về nội dung của Giấy phép hoạt động dịch vụ và trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài như sau:

          Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Giấy phép) có các nội dung chính sau đây: Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép; Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính; Số điện thoại; Địa chỉ trang thông tin điện tử.

          Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bao gồm:

          - Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;

          - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

          - Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

           Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp Giây phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

          Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, Công ty của ông tham khảo để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

         

          Quy định điều chỉnh thông tin, cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

 

          Tình huống 3: Bà Hồ Hoàng Thảo Lý, đại diện Công ty Thiên Ân Hòa đang hoạt động dịch vụ môi giới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bà Lý hỏi quy định của pháp luật về điều kiện, thời gian khi thực hiện việc điều chỉnh thông tin và cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về nội dung của Giấy phép hoạt động dịch vụ và trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài quy định việc điều chỉnh thông tin và cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ như sau:

 

          Về điều chỉnh thông tin Giấy phép:

          Khi có sự thay đổi thông tin so với nội dung ghi trong Giấy phép đã được cấp, doanh nghiệp dịch vụ có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh thông tin trên Giấy phép.

          Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp dịch vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều chỉnh thông tin trên Giấy phép.

          Doanh nghiệp dịch vụ được miễn phí khi điều chỉnh thông tin trên Giấy phép.

          Về việc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ:

          Khi Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng, doanh nghiệp dịch vụ có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại Giấy phép.

          Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp dịch vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại Giấy phép.

          Doanh nghiệp dịch vụ được miễn phí khi cấp lại Giấy phép.

          Từ các quy định nêu trên, Doanh nghiệp của bà có thể tham khảo để thực hiện đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của pháp luật.

 

          Quy định về nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

          Tình huống 4: Công ty Hùng Thiện đang làm thủ tục xóa danh mục dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hỏi quy định của pháp luật hiện hành về việc nộp lại Giấy phép, trường hợp nào thì bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 16 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về việc nộp lại Giấy phép và thu hồi Giấy phép hoạt hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài như sau:

          1. Doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong trường hợp sau đây:

          a) Chấm dứt tồn tại theo quy định của pháp luật;

          b) Chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

          2. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép trong trường hợp sau đây:

          a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo;

          b) Không duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

          c) Không đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 24 tháng liên tục, trừ trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác mà bên nước ngoài không thể tiếp nhận người lao động;

          d) Vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8, 11, 12 hoặc 13 Điều 7 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

          đ) Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm c, e, g, h và i khoản 2 Điều 26 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về vật chất, tinh thần đối với người lao động.

          3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi Giấy phép; công bố việc thu hồi Giấy phép trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi; công bố việc nộp lại Giấy phép trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ đặt trụ sở chính.

 

          Quy định điều kiện hoạt động Chi nhánh doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

          Tình huống 5: Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty Hưng Phát đang hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hỏi quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện mở hoạt động của chi nhánh của Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

 

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 17 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về việc Doanh nghiệp mở chi nhánh giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài điều kiện để mở chi nhánh Doanh nghiệp như sau:

          1. Doanh nghiệp dịch vụ được giao nhiệm vụ cho chi nhánh của doanh nghiệp để thực hiện một số hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

          2. Chi nhánh được hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây: Được doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ; Người đứng đầu chi nhánh đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 của Luật; Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ được giao; Có cơ sở vật chất của chi nhánh hoặc được chi nhánh thuê để thực hiện nhiệm vụ giáo dục định hướng được giao.

          3. Chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được thực hiện hoạt động sau đây: Ký kết, thanh lý hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng môi giới, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Thu tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động.

          4. Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cập nhật thông tin về chi nhánh trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày giao nhiệm vụ cho chi nhánh, chấm dứt giao nhiệm vụ cho chi nhánh hoặc chi nhánh chấm dứt hoạt động.

          5. Chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở của chi nhánh.

          Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, Doanh nghiệp của ông tham khảo để thực hiện đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

 

          Quy định của pháp luật về việc chuẩn bị nguồn lao động của Doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

 

Tình huống 6: Bà Nguyễn Hồng Thoa, đại diện cho Công ty K đang hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Vừa qua công ty của bà Thoa đã nhận được yêu cầu của đối tác ở nước ngoài về việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc, bà hỏi quy trình chuẩn bị nguồn lao động trong nước được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

 

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về việc Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động như sau:

          Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.

           Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm: Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động; Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài; Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động; Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động.

           Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ có hoạt động chuẩn bị nguồn lao động và cập nhật trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

          Doanh nghiệp dịch vụ thực hiện chuẩn bị nguồn lao động như sau: Tổ chức sơ tuyển người lao động; Trực tiếp hoặc hợp tác, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết và chỉ được thu phí đào tạo theo quy định của pháp luật.

          Vậy, Công ty của bà căn cứ vào các quy định nêu trên, để chuẩn bị nguồn lao động tại Việt Nam đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

 

          Nội dung cơ bản của Hợp đồng cung ứng lao động

 

Tình huống 7: Bà Nguyễn Thanh Thủy, đại diện cho Công ty trách nhiệm hữu hạn T&TC đang hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Công ty của bà Thủy đang phối hợp với một Công ty đối tác tại Nhật xây hoàn thiện Hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, bà Thủy hỏi pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng cung ứng lao động như thế nào, nội dung hợp đồng cần có những quy định gì?

 

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về hợp đồng cung ứng lao động và các nội dung cơ bản của hợp đồng cung ứng lao động như sau:

          1. Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

          2. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động và có những nội dung sau đây: Thời hạn của hợp đồng; Số lượng người lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động; Nước tiếp nhận lao động; Địa điểm làm việc nếu hợp đồng ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài; Điều kiện, môi trường làm việc; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn, vệ sinh lao động; Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động; Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại; Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản; Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có); Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

          Vậy bà có thể tham khảo các quy định của pháp luật nêu trên để hoàn thiện hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài nhằm đảm bảo quy định của pháp luật.

 

          Quy định đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài

 

Tình huống 8: Ông Chế Công Thành, giám đốc Công ty Thành Công, hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ông Thành xin hỏi pháp luật hiện hành quy định về việc đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước như thế nào, hồ sơ đăng ký gồm những văn bản, quy định gì?

             

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 20 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về việc đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo đó quy định trách nhiệm doanh nghiệp và thành phần hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

          Doanh nghiệp dịch vụ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.

           Hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động bao gồm: Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động; Bản sao của hợp đồng cung ứng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

          Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do; trường hợp cần phải thẩm định ở nước ngoài thì phải thông báo cho doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.

          Cụ thể hơn, quy định tại Điều 5 Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người Việt Nam đi lao đông ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động, như sau:

           Đối với thị trường Ma-lai-xi-a và thị trường Đài Loan (Trung Quốc), tài liệu chứng minh bao gồm: 01 bản sao Phiếu thẩm định hồ sơ tuyển dụng lao động Việt Nam của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước, vùng lãnh thổ; 01 bản sao giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài của cơ quan chức năng nước sở tại cấp cho người sử dụng lao động, kèm bản dịch tiếng Việt.

           Đối với các nước, vùng lãnh thổ khác: Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động ở nước ngoài, tài liệu chứng minh bao gồm: 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh của người sử dụng lao động thể hiện lĩnh vực kinh doanh phù hợp với ngành, nghề, công việc tuyển dụng lao động nước ngoài, kèm bản dịch tiếng Việt; 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận cho phép người sử dụng lao động tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc danh mục ngành, nghề, công việc được phép tuyển dụng lao động nước ngoài đối với nước tiếp nhận có quy định, kèm bản dịch tiếng Việt.

           Trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động là tổ chức dịch vụ việc làm ở nước ngoài, tài liệu chứng minh bao gồm: 01 bản sao giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh của tổ chức dịch vụ việc làm thể hiện ngành, nghề kinh doanh bao gồm dịch vụ việc làm, kèm theo bản dịch tiếng Việt; 01 bản sao thỏa thuận hợp tác hoặc văn bản yêu cầu hoặc văn bản ủy quyền tuyển dụng lao động Việt Nam của người sử dụng lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm, kèm bản dịch tiếng Việt; Tài liệu chứng minh đối với người sử dụng lao động quy định theo quy định.

          Vậy, Công ty của ông có thể tham khảo các quy định pháp luật trên đây để thực hiện việc đăng ký hợp đồng đảm bảo quy định của pháp luật.

 

          Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

 

Tình huống 9: Bà Mai Hoàng Liên, giám đốc công ty Hoàng Mai hỏi: Pháp luật hiện hành quy định hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào cần có những nội dung chính gì, mẫu của hợp đồng được quy định như thế nào?

             

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:

          1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

          2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).

          Cụ thể hơn, theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài thì Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây: Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

           Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật 69/2020/QH14, hợp đồng cung ứng lao động ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (nếu có) và có những nội dung sau đây: Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có); chi phí người lao động phải trả trước khi đi; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; ký quỹ, bảo lãnh để thực nghĩa vụ của hợp đồng (nếu có); việc thanh lý hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

          Ngoài ra, bà cũng có thể tham khảo Mẫu hợp đồng tại Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH để thực hiện phù hợp với quy định.

 

          Quy định tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ

Tình huống 10: Bà Châu Thanh Loan, giám đốc công ty Châu Thanh, hiện công ty của bà Loan đang tiến hành thủ tục ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bà Loan hỏi: Pháp luật hiện hành quy định về mức ký quỹ, việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ như thế nào?

             

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định về tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ như sau:

          1. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được gửi tại ngân hàng và chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

          Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng và bảo đảm mức ký quỹ theo quy định.

          2. Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh đối với người lao động chưa thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại thời điểm chuyển giao; sau khi trừ phí dịch vụ ngân hàng, nếu tiền ký quỹ còn thừa thì doanh nghiệp dịch vụ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

          Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 23, 24, 25 Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định:

          Về mức ký quỹ: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây viết tắt là ngân hàng nhận ký quỹ).

           Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ.

          Về quản lý tiền ký quỹ: Doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ ký kết hợp đồng ký quỹ bao gồm các nội dung sau: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ theo thỏa thuận; hình thức trả lãi tiền ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.

           Ngân hàng nhận ký quỹ xác nhận bằng văn bản về việc ký quỹ của doanh nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP.

           Tiền ký quỹ được ngân hàng nhận ký quỹ phong tỏa theo quy định của pháp luật.

          Về sử dụng tiền ký quỹ: Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong các trường hợp sau:

          - Doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ được quy định tại điểm c, đ và h khoản 2 Điều 26 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

          - Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quy định tại các điểm e, g khoản 2 Điều 26 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

          - Doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ khác trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

           Sau 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, nếu doanh nghiệp dịch vụ không hoàn trả số tiền ký quỹ đã sử dụng và đảm bảo mức ký quỹ theo quy định, ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

           Doanh nghiệp được nhận lại tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

          - Doanh nghiệp không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Doanh nghiệp nộp lại 02 bản chính giấy xác nhận ký quỹ cho ngân hàng nhận ký quỹ để nhận lại tiền ký quỹ;

          - Doanh nghiệp không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc doanh nghiệp đã ký quỹ tại tài khoản khác và đề nghị tất toán tài khoản đã ký quỹ trước đó hoặc doanh nghiệp dịch vụ đã giải thể theo quy định: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị ngân hàng nhận ký quỹ trả lại tiền ký quỹ cho doanh nghiệp;

          - Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Doanh nghiệp gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo kèm theo tài liệu chứng minh việc đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đóng góp đầy đủ vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị ngân hàng nhận ký quỹ trả lại tiền ký quỹ cho doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

          - Doanh nghiệp dịch vụ chấm dứt giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho chi nhánh hoặc chi nhánh chấm dứt hoạt động: Doanh nghiệp dịch vụ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về việc chấm dứt giao nhiệm vụ cho chi nhánh hoặc chi nhánh chấm dứt hoạt động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị ngân hàng nhận ký quỹ trả lại phần ký quỹ của doanh nghiệp đã thực hiện đối với chi nhánh.

          Theo các quy định nêu trên, công ty của bà có thể tham khảo và thực hiện việc ký quỹ đảm bảo quy định của pháp luật và quyền lợi của doanh nghiệp.

 

          Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ

 

Tình huống 11: Ông Đăng Thanh Phong, đại diện Công ty ĐĂNG PHONG hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài, ông hỏi: Pháp luật hiện hành quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

             

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ như sau:

          1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây: Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật; Thỏa thuận với người lao động về tiền dịch vụ, tiền ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này; Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp dịch vụ đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật tong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

          2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

          a) Thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 1 Điều 16, các điều 17, 18, 19, 20, 27, 28 và 29 của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

          b) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ thông tin về người đại diện theo pháp luật; danh sách nhân viên nghiệp vụ; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh và cập nhật khi có sự thay đổi về những nội dung này; văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động; thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động; danh sách người lao động tham gia chuẩn bị nguồn và được tuyển chọn;

          c) Cam kết bằng văn bản việc ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn của doanh nghiệp; trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động sau khi đã tham gia chuẩn bị nguồn do doanh nghiệp tổ chức thì phải bồi thường theo thỏa thuận; quảng cáo, tư vấn, thông báo tuyển chọn, cung cấp thông tin chính xác với người lao động và chính quyền địa phương tại nơi tuyển chọn về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động; trực tiếp tuyển chọn và không được thu tiền của người lao động về việc tuyển chọn; thực hiện đúng các nội dung đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận;

          d) Tổ chức và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này; hướng dẫn người lao động, tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

          đ) Cam kết bằng văn bản về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài với thời hạn không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển; trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết về thời gian chờ xuất cảnh thì phải bồi thường theo thỏa thuận và hoàn trả các chi phí mà người lao động đã chi trả trừ trường hợp bất khả kháng;

          e) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài; có nhân viên nghiệp vụ đủ năng lực quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

          g) Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp;

          h) Bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;

          i) Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;

          k) Tư vấn, hỗ trợ cho người lao động các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi, chế độ và thủ tục về nước;

          l) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật;

          m) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo về tình hình hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

          n) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và hằng tháng phải cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

 

          Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép

 

          Tình huống 12: Ông Cao Mạnh Tường, Công ty THHH Mạnh Tường cho biết hiện công ty của ông đang làm thủ tục nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại cơ quan có thẩm quyền. Ông Tường hỏi pháp luật quy định trách nhiệm hoặc nghĩa vụ của doanh nghiệp khi phải nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

             

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép như sau:

          1. Trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại Điều 16 của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp dịch vụ không được thực hiện hoạt động, dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 của Luật và có trách nhiệm sau đây: Tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã xuất cảnh; Giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động do doanh nghiệp tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng.

          2. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật.

          3. Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật.

          Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp giải thể, phá sản

Tình huống 13: Ông Lê Hùng Dũng, đại diện Công ty THHH HÙNG DŨNG hỏi quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm hoặc nghĩa vụ đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp yêu cầu giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật? 

             

          Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp giải thể như sau:

          1. Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được giải thể trong trường hợp sau đây:

          a) Đã hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

          b) Đã hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép sau khi đã thống nhất với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

          2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và văn bản thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận quyền, nghĩa vụ trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật.

          3. Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

          Khi chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động.

          Đối với  trường hợp phá sản

          Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.

          Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ không được thực hiện hoạt động dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 của Luật.

          Trong trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực được quy định như sau:  Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi đã thống nhất với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận phương án chuyển giao. Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

          Khi chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động; 

          Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thỏa thuận được việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác thì bàn giao toàn bộ hồ sơ của người lao động đang làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tiền dịch vụ thu trước của người lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp đưa đi theo quy định của Luật.

          Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động theo hồ sơ đã tiếp nhận.

          Điều kiện và trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

 

          Tình huống 14: Ông Lưu Quốc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Cường hỏi: Công ty của ông trúng thầu dự án tại Nước Cộng hóa dân chủ Lào, công ty của ông sẽ tiến hành đưa một số đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề sang làm việc tại Lào, Ông Anh hỏi công ty của ông phải thực hiện các điều kiện và trách nhiệm như thế nào để đưa cán bộ kỹ thuật và công nhân sang nước ngoài làm việc đảm bảo quy định của pháp luật?

Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định điều kiện và trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:

 

          Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:

          1. Có hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.

          2. Có phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

          3. Chỉ đưa người lao động Việt Nam đang làm việc cho chính doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đi làm việc tại công trình, dự án ở nước ngoài theo hợp đồng trúng thầu, nhận thầu.

          Chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài.

           Nội dung phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: Việc quản lý, sử dụng người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, giới tính, ngành, nghề, công việc cụ thể, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh; xử lý rủi ro, giải quyết quyền lợi, chế độ đối với người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quyền lợi, chế độ khác có liên quan đến người lao động; Việc đưa người lao động về nước trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.

          Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

           Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động xuất cảnh, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu phải cập nhật thông tin về người lao động trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

          Ông có thể tham khảo các quy định nêu trên để thực hiện nhằm đảm bảo quyền và trách nhiệm của công ty khi đưa người của công ty ra nước ngoài làm việc.

 

          Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tình huống 15: Bà Nguyễn Hương Thùy Dương, Giám đốc Công ty THHH Thiết kế và Xây dựng Thùy Dương hỏi: Công ty của bà đang nhận thầu dự án xây dựng tại Camphuchia, công ty của bà dự định tuyển dụng và đưa lao động Việt Nam sang Camphuchia để làm việc. Bà Dương xin hỏi công ty của bà có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật hiện hành?

 

Trả lời (có tính chất tham khảo):

          Theo quy định tại Điều 32 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:

 

          Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:

          1. Thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, quyền lợi, chế độ của người lao động làm việc tại công trình, dự án của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài.

          2. Tổ chức để người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tham gia khóa học giáo dục định hướng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.

          3. Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý và sử dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

          4. Thỏa thuận bằng phụ lục hợp đồng lao động với người lao động nội dung bổ sung về thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác phù hợp với phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

          5. Bảo đảm để người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm cả sức khỏe sinh sản và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp có trách nhiệm đưa người lao động về nước và chịu chi phí liên quan.

          6. Tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước và chịu mọi chi phí liên quan; thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

          7. Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

          8. Báo cáo sau khi hoàn thành hợp đồng trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

          9. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, tình trạng khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng khác.

          Bà có thể tham khảo các quy định trên và quy định khác có liên quan để thực hiện nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật./.

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày