Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Văn phòng Sở
Ngày cập nhật 14/05/2021

Cơ cấu, tổ chức

Chánh Văn phòng: Nguyễn Thị Xuân Nhi

Phó Văn phòng: Nguyễn Ngọc Thiên An

Các chuyên viên:      

- Nguyễn Công Tiên - Chuyên viên

- Nguyễn Thị Ái Trang - Chuyên viên

- Lê Thị Anh Thư - Kế toán

- Võ Bùi Ái Thiện - Lái xe

- Nguyễn Xuân Quyến - Bảo vệ

- Nguyễn Thị Thanh Tùng - Tạp vụ

- Phan Thị Cẩm Hà – Văn thư

Vị trí và chức năng

Văn phòng Sở là tổ chức thuộc Sở Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện xây dựng, tổng hợp, đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, công tác cán bộ; công tác thi đua khen thưởng; công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, một cửa, ISO; công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Sở  theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Văn phòng Sở có các nhiệm vụ, quyền hạn dưới đây:

1. Xây dựng trình Giám đốc Sở kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.

2. Chủ trì xây dựng, tham gia góp ý quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Văn phòng; soạn thảo, góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Giám đốc Sở giao.    

3. Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý công tác của Văn phòng.

4. Về xây dựng, tổng hợp, đôn đốc, theo dõi tình tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và giúp Lãnh đạo Sở điều hành và quản lý các hoạt động của Sở Tư pháp

a) Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở, Phòng Tư pháp cấp huyện xây dựng chương trình, kế hoạch công tác 5 năm, hàng năm của Sở, của ngành Tư pháp tại địa phương;

b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác;  tổng hợp kết quả và kiến nghị các giải pháp bảo đảm thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Sở, của ngành Tư pháp địa phương;

c) Thực hiện công tác báo cáo, sơ kết, tổng kết định kỳ và đột xuất về thực hiện nhiệm vụ của Sở, Ngành theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Giám đốc Sở;

d) Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Sở và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo đó; xây dựng lịch làm việc của Lãnh đạo Sở;

đ) Làm đầu mối tiếp nhận thông tin, duy trì quan hệ giữa Sở với các cơ quan cấp trên, các sở, ban, ngành địa phương và các cơ quan, tổ chức khác.

5. Về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, công tác cán bộ

a) Tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp kiện toàn tổ chức, cán bộ Sở Tư pháp, ngành Tư pháp địa phương;

b) Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp, dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở theo quy định pháp luật;

c) Tham mưu quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Thanh tra Sở và Văn phòng Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp; thực hiện việc sơ tuyển công chức, tuyển dụng viên chức, phê duyệt kết quả xét chuyển chức danh nghề nghiệp; nâng lương; quy hoạch cán bộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức; nghỉ hưu, thôi việc, tiếp nhận, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác; đánh giá công chức; kê khai tài sản, thu nhập; quản lý hồ sơ công chức, viên chức; thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động…theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo công tác tổ chức Phòng Tư pháp cấp huyện và tư pháp cấp xã.

6. Về công tác thi đua khen thưởng

a) Làm Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của Sở; tham mưu tổ chức phong trào thi đua trong ngành; thực hiện đăng ký, ký kết giao ước thi đua của tập thể, cá nhân báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Duy trì, kiểm tra thực hiện các phong trào thi đua được phát động và công tác thi đua khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;

c) Sơ kết, tổng kết, phát hiện, phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến; đề xuất các giải pháp đổi mới công tác thi đua khen thưởng; tổng hợp hồ sơ, báo cáo Hội đồng thi đua khen thưởng của Sở về việc xét thành tích của tập thể, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.

7. Thực hiện tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp theo cơ chế một cửa tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở rà soát quy định, thủ tục hành chính mới được sửa đổi, bổ sung, thay thế; tham mưu triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống ISO 9001:2015 tại cơ quan theo quy định.

8. Tham mưu, phối hợp với các phòng, đơn vị xây dựng, triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính, xếp hạng cơ quan, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

9. Về công tác hành chính, quản trị, tài chính và văn thư lưu trữ

a) Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ và ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện công tác lễ tân của Sở; tiếp đón và phối hợp đón tiếp khách của Sở; sắp xếp, bố trí phòng họp, hội trường cho các tổ chức, phòng chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện công tác hậu cần, phục vụ các hội nghị, hội thảo tổ chức tại cơ quan Sở;

c) Quản lý tài sản, cơ sở vật chất; bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của các tổ chức, phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở; thực hiện công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ tại cơ quan Sở;

d) Quản lý nguồn kinh phí nhà nước giao, các nguồn kinh phí khác và thực hiện công tác kế toán - tài chính theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Sở và việc thực hiện Quy chế làm việc, Quy chế văn hóa công sở.

9. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương; thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

10. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và theo quy định;

11. Quản lý công chức, nhân viên theo quy định và theo sự phân công của Giám đốc Sở. Quản lý tài sản, phương tiện làm việc giao cho Văn phòng sử dụng;

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 23.326.303
Lượt truy cập hiện tại 5.033