Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Trao đổi và lưu ý một số nội dung khi thực hiện Quy định về giao quyền trong xử lý vi phạm hành chính
Ngày cập nhật 22/01/2024

Quy định về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính đã góp phần giảm tải áp lực cho người có thẩm quyền xử phạt, giúp việc xử phạt được nhanh chóng, kịp thời, đồng thời tăng cường trách nhiệm của cấp phó khi được giao quyền xử phạt. Luật Xử lý vi phạm hành chính - sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Xử lý vi phạm hành chính) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật quy định có 03 loại giao quyền như sau: Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính); Giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính) và Giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (quy định tại Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Qua thực tiễn theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và nghiên cứu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, để đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật về giao quyền trong xử lý vi phạm hành chính đảm bảo quy định của pháp luật, tác giả xin lưu ý và trao đổi một số nội dung sau:

Một là, Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính[1].

Hai là, Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó.

Ba là, Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt.

Bốn là, Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền (theo các Mẫu quyết định MQĐ34, MQĐ35 và MQĐ36 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.

Năm là, Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.

Bảy là, Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.

Tám là, Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Chín là, Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;

- Công việc được giao quyền đã hoàn thành;

- Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó.

Lưu ý: Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định.

- Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;

- Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

- Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;

- Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;

- Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn.

Qua nghiên cứu các quy định hiện hành, nhận thấy Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật chưa quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của người giao quyền:

Ví dụ: Khi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giao quyền cho cấp phó xử phạt vi phạm hành chính nhưng cấp phó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có tham ô tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính, lúc này người được giao quyền bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người giao quyền có chịu trách nhiệm không? Và trách nhiệm ở đây là gì? (trách nhiệm về hình sự, dân sự hay kỷ luật hành chính).

Như nội dung tại phần lưu ý nêu trên thì Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về trách nhiệm pháp lý khi người được giao quyền là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người giao quyền. Tuy nhiên, Luật không quy định trách nhiệm của người giao quyền khi người được giao quyền vi phạm pháp luật. Do đó, còn có các quan điểm khác nhau về vấn đề này, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, người được giao quyền vi phạm pháp luật thì người giao quyền không phải chịu trách nhiệm gì. Vì người giao quyền không làm gì sai nên không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quan điểm thứ hai cho rằng, người giao quyền phải chịu trách nhiệm liên đới khi người được giao quyền vi phạm pháp luật.

Theo quan điểm cá nhân thì, trường hợp người được giao quyền vi phạm pháp luật thì người giao quyền không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì theo luật hình sự quy định “người phạm tội là người thực hiện hành vi”, ở đây người giao quyền đã làm văn bản (quyết định) giao quyền nên người giao quyền không phải là người thực hiện hành vi, cũng không phải là chủ mưu, không phải là người xúi giục và cũng không phải là người giúp sức nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn về trách nhiệm dân sự thì theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước thì người nào thực hiện sai người đó phải chịu trách nhiệm, cơ quan đó phải đứng ra chịu trách nhiệm và bản thân người vi phạm phải bồi hoàn. Còn lại là trách nhiệm hành chính nhưng không chịu trách nhiệm hành chính trực tiếp mà chỉ chịu trách nhiệm hành chính liên đới dưới góc độ của người quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Vì nếu không phải chịu trách nhiệm gì thì người giao quyền “không dại gì” mà không giao quyền.

Về lâu dài, để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm việc thực thi các quy định về giao quyền trong xử lý vi phạm hành chính đúng quy định của pháp luật, cần quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của người giao quyền. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ phía các độc giả, đồng nghiệp, đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính quan tâm đến vấn đề này./.

 


[1]Áp giải người vi phạm; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

 

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 22 tháng 4 năm 2024, ngày ngày đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế kích hoạt thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng...
Ngày 12 tháng 4 năm 2024, được sự nhất trí của Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Tư pháp, Chi hội Luật gia Sở Tư pháp đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm...
Ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh số 03/TP-ĐKHĐCN cho Công ty đấu giá hợp...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.431.480
Lượt truy cập hiện tại 3.855
Trao đổi và lưu ý một số nội dung khi thực hiện Quy định về giao quyền trong xử lý vi phạm hành chính
Ngày cập nhật 22/01/2024

Quy định về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính đã góp phần giảm tải áp lực cho người có thẩm quyền xử phạt, giúp việc xử phạt được nhanh chóng, kịp thời, đồng thời tăng cường trách nhiệm của cấp phó khi được giao quyền xử phạt. Luật Xử lý vi phạm hành chính - sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Luật Xử lý vi phạm hành chính) và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật quy định có 03 loại giao quyền như sau: Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính); Giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính) và Giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (quy định tại Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Qua thực tiễn theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và nghiên cứu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, để đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật về giao quyền trong xử lý vi phạm hành chính đảm bảo quy định của pháp luật, tác giả xin lưu ý và trao đổi một số nội dung sau:

Một là, Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính[1].

Hai là, Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó.

Ba là, Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt.

Bốn là, Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền (theo các Mẫu quyết định MQĐ34, MQĐ35 và MQĐ36 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.

Năm là, Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.

Bảy là, Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.

Tám là, Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Chín là, Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;

- Công việc được giao quyền đã hoàn thành;

- Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó.

Lưu ý: Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định.

- Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;

- Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

- Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;

- Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;

- Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn.

Qua nghiên cứu các quy định hiện hành, nhận thấy Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật chưa quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của người giao quyền:

Ví dụ: Khi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giao quyền cho cấp phó xử phạt vi phạm hành chính nhưng cấp phó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có tham ô tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính, lúc này người được giao quyền bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người giao quyền có chịu trách nhiệm không? Và trách nhiệm ở đây là gì? (trách nhiệm về hình sự, dân sự hay kỷ luật hành chính).

Như nội dung tại phần lưu ý nêu trên thì Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về trách nhiệm pháp lý khi người được giao quyền là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người giao quyền. Tuy nhiên, Luật không quy định trách nhiệm của người giao quyền khi người được giao quyền vi phạm pháp luật. Do đó, còn có các quan điểm khác nhau về vấn đề này, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, người được giao quyền vi phạm pháp luật thì người giao quyền không phải chịu trách nhiệm gì. Vì người giao quyền không làm gì sai nên không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Quan điểm thứ hai cho rằng, người giao quyền phải chịu trách nhiệm liên đới khi người được giao quyền vi phạm pháp luật.

Theo quan điểm cá nhân thì, trường hợp người được giao quyền vi phạm pháp luật thì người giao quyền không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì theo luật hình sự quy định “người phạm tội là người thực hiện hành vi”, ở đây người giao quyền đã làm văn bản (quyết định) giao quyền nên người giao quyền không phải là người thực hiện hành vi, cũng không phải là chủ mưu, không phải là người xúi giục và cũng không phải là người giúp sức nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn về trách nhiệm dân sự thì theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước thì người nào thực hiện sai người đó phải chịu trách nhiệm, cơ quan đó phải đứng ra chịu trách nhiệm và bản thân người vi phạm phải bồi hoàn. Còn lại là trách nhiệm hành chính nhưng không chịu trách nhiệm hành chính trực tiếp mà chỉ chịu trách nhiệm hành chính liên đới dưới góc độ của người quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Vì nếu không phải chịu trách nhiệm gì thì người giao quyền “không dại gì” mà không giao quyền.

Về lâu dài, để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm việc thực thi các quy định về giao quyền trong xử lý vi phạm hành chính đúng quy định của pháp luật, cần quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý của người giao quyền. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ từ phía các độc giả, đồng nghiệp, đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện công tác xử phạt vi phạm hành chính quan tâm đến vấn đề này./.

 


[1]Áp giải người vi phạm; Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

 

Văn Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày