Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 22 tháng 4 năm 2024, ngày ngày đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế kích hoạt thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng...
Ngày 12 tháng 4 năm 2024, được sự nhất trí của Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Tư pháp, Chi hội Luật gia Sở Tư pháp đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm...
Ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh số 03/TP-ĐKHĐCN cho Công ty đấu giá hợp...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.448.341
Lượt truy cập hiện tại 2.840
Một số quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Ngày cập nhật 11/08/2015

Ngày 19 tháng 6 năm 2015, Quốc hội ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật số 77/2015/QH13). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế cho Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 8 chương, 143 điều, quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.

Theo đó, các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện); xã, phường, thị trấn (cấp xã) và đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.

  Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. Đối với chính quyền địa phương ở hải đảo, tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, các đảo, quần đảo cá thể được tổ chức thành các đơn vị hành chính là huyện và xã. Việc tổ chức đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tại địa bàn hải đảo thực hiện theo quy định về chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế  đặc biệt.

Luật quy định cụ thể số lượng cấp phó của UBND các cấp theo phân loại đơn vị hành chính như sau:

- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt có không quá năm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố khác trực thuộc trung ương có không quá bốn Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III. Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó chủ tịch, tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó chủ tịch.

- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III. Ủy ban nhân dân cấp huyện loại I có không quá ba Phó chủ tịch, huyện loại II và loại III có không quá hai Phó chủ tịch.

- Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III. Ủy ban nhân dân cấp xã loại I có không quá hai Phó chủ tịch, xã loại II và loại III có một Phó chủ tịch.

          Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp.

          Việc phân định thẩm quyền được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau: Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia. Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ; Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực; Công việc liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cùng cấp trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền cấp trên, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác; chính quyền địa phương được bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp./.

Trần Thị Tuyết
Các tin khác
Xem tin theo ngày