Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 22 tháng 4 năm 2024, ngày ngày đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế kích hoạt thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng...
Ngày 12 tháng 4 năm 2024, được sự nhất trí của Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Tư pháp, Chi hội Luật gia Sở Tư pháp đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm...
Ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh số 03/TP-ĐKHĐCN cho Công ty đấu giá hợp...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.447.244
Lượt truy cập hiện tại 2.310
Các nội dung về phòng, chống bệnh dịch động vật
Ngày cập nhật 11/08/2015

  Ngày 19 tháng 6 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Thú y (Luật số 79/2015/QH13). Luật Thú y có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Luật Thú y gồm 7 Chương, 116 điều, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

Theo đó, phòng, chống dịch bệnh động vật bao gồm các nội dung sau:

  - Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh; quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi; giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh; điều tra dịch bệnh; phân tích nguy cơ; khống chế dịch bệnh động vật.

  - Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

  - Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; thực hiện chương trình, kế hoạch khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người.

  - Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh động vật, chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh động vật.

  - Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

  Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được sử dụng cho các hoạt động: Phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật; phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

  Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được hình thành từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước; kinh phí của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật./.

Trần Thị Tuyết
Các tin khác
Xem tin theo ngày