Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 22 tháng 4 năm 2024, ngày ngày đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế kích hoạt thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng...
Ngày 12 tháng 4 năm 2024, được sự nhất trí của Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Tư pháp, Chi hội Luật gia Sở Tư pháp đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm...
Ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh số 03/TP-ĐKHĐCN cho Công ty đấu giá hợp...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.443.384
Lượt truy cập hiện tại 925
Chính sách Nhà nước về tài nguyên, môi trường biến và đảo
Ngày cập nhật 07/08/2015

Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo gồm 10 chương và 81 điều  quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của các luật có liên quan và bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật này.

Theo đó, chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện thông qua các quy định:

 Nhà nước bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biển quốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển.

Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Lê Thanh Bình
Các tin khác
Xem tin theo ngày