Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 09 tháng 5 năm 2023, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 63/QĐ-STP về việc xoá đăng ký hành nghề và thu...
Trong chiều ngày 13/5/2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước đã tiến hành trao đổi, học tập kinh nghiệm về việc thực...
Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.783.812
Lượt truy cập hiện tại 6.332
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách thủ tục hành chính.
Ngày cập nhật 05/08/2015

Ngày 10/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

Trong những năm gần đây, cải cách thủ tục hành chính được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nhiều Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã xác định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền các cấp. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt kết quả bước đầu tích cực. Việc đơn giản hóa hàng nghìn TTHC, công khai TTHC tại các cấp chính quyền, công tác kiểm soát TTHC đã góp phần nâng cao chất lượng thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức thực hiện TTHC tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, cải cách thủ tục hành chính vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và sự kỳ vọng của nhân dân. Việc triển khai cải cách thủ tục hành chính có nhiều nơi còn hình thức. Vẫn còn nhiều TTHC phức tạp, chưa phù hợp, khó thực hiện song chậm được sửa đổi. Việc công khai TTHC chưa được quan tâm thường xuyên; tình trạng chậm công bố, niêm yết vẫn xảy ra khá phổ biến. Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó chủ yếu là do người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp chưa quán triệt sâu sắc và chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác này cả trong các khâu xây dựng, kiểm soát việc ban hành và thực hiện thủ tục.

Để tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các việc sau:

- Tổ chức rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của các TTHC, xác định chi phí tuân thủ TTHC trong phạm vi quản lý hoặc thực hiện của Bộ, ngành, địa phương; trên cơ sở đó cắt giảm hoặc đề xuất cắt giảm tối đa các TTHC rườm rà, không cần thiết để giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đề xuất sáng kiến CCTTHC; ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình giải quyết TTHC nội bộ, bảo đảm nhanh, gọn, khoa học, thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết TTHC.

- Kiểm soát nghiêm ngặt việc ban hành mới các TTHC thông qua việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến đó trong tờ trình trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về công bố, công khai, minh bạch TTHC và giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

- Kịp thời xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm công bố, công khai, niêm yết TTHC hoặc thiếu trách nhiệm, chậm trễ, gây phiền hà trong giải quyết TTHC đối với tổ chức, cá nhân. Ngoài việc xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó cũng phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm và thực hiện việc xin lỗi cá nhân, tổ chức theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Định kỳ 6 tháng tổ chức đối thoại với tổ chức, công dân về TTHC, giải quyết TTHC; kịp thời có biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp đối thoại với tổ chức, công dân về TTHC, giải quyết TTHC.

Kết quả giải quyết TTHC là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp./.

Nguyễn Ngọc Cường
Các tin khác
Xem tin theo ngày