Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Ngày cập nhật 10/03/2023

Tính huống 1: Quy định của pháp luật về thỏa thuận của đồng tác giả

          Hỏi: Công ty đá mỹ nghệ CTX nhận gia công thương mại số lượng 100 sản phẩm tượng đá được lấy mẫu từ bức tượng đá nghệ thuật do hai tác giả N và M đồng thiết kế, tuy nhiên, trong hợp đồng gia công chỉ có một tác giả là M đồng ý cho gia công tác phẩm nghệ thuật, còn tác giả khác thì chưa có ý kiến bằng văn bản. Người đại diện công ty CTX hỏi việc tiến hành gia công sản phẩm khi chưa có ý kiến thống nhất của đồng tác giả như vậy có đảm bảo quy định của pháp luật không, pháp luật quy định về “đồng tác giải, quyền tài sản của các tác giả quy định như thế nào?

 

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, bổ sung Điều 12a Mục 1 Chương I Phần thứ hai của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định như sau:

           “Điều 12a. Tác giả, đồng tác giả

          1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả.

          2. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.

          3. Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác.”.

          Như vậy, theo quy định nêu trên, việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phầm đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, do đó để đảm bảo quyền lợi của đồng tác giả, Công ty có thể tham khảo quy định trên, liên hệ các đồng tác giả của sản phẩm mẫu cần gia công để có thỏa thuận nhằm đảm bảo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

 

          Tình huống 2: Quy định của pháp luật về quyền nhân thân của tác giả

          Hỏi: Công ty tổ chức sự kiện nghệ thuật Đồng Xanh nhận được đề nghị khiếu nại của một tác giả của bức ảnh nghệ thuật được sử dụng trong Chương trình trưng bày nghệ thuật do công ty tổ chức tại tỉnh H vì lý do tác phẩm được sử dụng không ghi đúng và đầy đủ tên tác giả của tác phẩm điều này theo người gửi đơn là vi phạm quyền nhân thân của tác giả. Để có trả lời phù hợp, chính xác, đảm bảo quyền lợi cho bên đơn, Người đại diện công ty hỏi pháp luật hiện hành quy định việc thực hiện quyền nhân thân của tác giả như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 19 Mục 1 Chương I Phần thứ hai của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về quyền nhân thân của tác giả như sau:

           “Điều 19. Quyền nhân thân

          Quyền nhân thân bao gồm:

          1. Đặt tên cho tác phẩm.

          Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ;

          2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

          3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

          4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

          Như vậy, theo quy định nêu trên, tác giả phải được nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Công ty có thể tham khảo quy định nêu trên để thực hiện quyền nhân thân của tác giả đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 3: Quy định của pháp luật về quyền tài sản của tác giả

          Hỏi: Công ty in ấn và phát hành sản phẩm nghệ thuật BHU nhận hợp đồng in ấn sản phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh với số lượng 1000 sản phẩm của một đơn vị Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh T, qua xem xét hợp đồng và tác phẩm cần in ấn, phát hành Công ty nhận thấy trong hồ sơ chưa có văn bản thỏa thuận hay đồng ý của tác giả tác phẩm nhiếp ảnh. Công ty BHU xin hỏi trường hợp nhận tin ấn, phát hành sản phẩm nhiếp ảnh  nghệ thuật nhưng chưa có sự đồng ý của tác giải tác phẩm có vi phạm quyền của tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ hay không? Pháp luật quy định như thế nào?  

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 20 Mục 1 Chương I Phần thứ II của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về quyền tài sản của tác giả như sau:

          “Điều 20. Quyền tài sản

          1. Quyền tài sản bao gồm:

          a) Làm tác phẩm phái sinh;

          b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

          c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ;

          d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ;

          đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

          e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

          2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ  do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

          Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20 Sở hữu trí tuệ và khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.

          3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

          a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

          b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.”

          Theo quy định nêu trên của Luật Sở hữu trí tuệ, Công ty có thể tham khảo, trao đổi với đơn vị đặt hàng in ấn về việc thỏa thuận, thống nhất với tác giả của sản phẩm nhiếp ảnh để thống nhất về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan khi thực hiện việc in ấn, phát hành sản phẩm nhằm đảm bảo quyền tài sản của tác giả theo quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 4: Quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

          Hỏi: Doanh nghiệp tư nhân T&T đang có thỏa thuận đóng góp kinh phí để tài trợ cho một đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Việt Nam viết một kịch bản tác phẩm điện ảnh để dựng phim chủ đề về đại dịch bệnh Covid-19, hiện tác phẩm đang giai đoạn quay phim. Đại diện công ty tư nhân T&T muốn hỏi theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp T&T có quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh (hoặc được chuyển thể sang tác phẩm sân khấu) được công ty tài trợ kinh phí không? Pháp luật quy định như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 21 Mục 1 Chương I Phần thứ II của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩn sân khấu như sau:

          “Điều 21. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

          1. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được quy định như sau:      

          a) Biên kịch, đạo diễn được hưởng quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ;

          b) Quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo, diễn viên điện ảnh và những người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ;

          c) Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản; có nghĩa vụ trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) theo hợp đồng với những người quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

          d) Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh có thể thỏa thuận với những người quy định tại điểm a khoản này về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm;

          đ) Trường hợp kịch bản, tác phẩm âm nhạc trong tác phẩm điện ảnh được sử dụng độc lập thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của kịch bản, tác phẩm âm nhạc được hưởng quyền tác giả một cách độc lập đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản.

          2. Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu được quy định như sau:

          a) Tác giả kịch bản sân khấu được hưởng quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ;

          b) Tác giả tác phẩm văn học, tác giả tác phẩm âm nhạc, đạo diễn sân khấu, chỉ huy âm nhạc, biên đạo múa, thiết kế sân khấu, phục trang và những người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ;

          c) Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản; có nghĩa vụ trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) theo hợp đồng với những người quy định tại điểm a và điểm b khoản này;

          d) Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng tác phẩm sân khấu có thể thỏa thuận với những người quy định tại điểm a khoản này về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm;

          đ) Trường hợp tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc trong tác phẩm sân khấu được sử dụng độc lập thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc được hưởng quyền tác giả một cách độc lập đối với tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản.”.

          Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất để xây dựng tác phẩm điện ảnh hoặc sân khấu có những quyền tác giả nhất định đối với tác phẩm được đầu tư, Công ty có thể tham khảo quy định trên đây để tham khảo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho Công ty

         

          Tình huống 5: Quy định của pháp luật về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

          Hỏi: Chị Minh Hằng là giám đốc Doanh nghiệp QW hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, Công ty chị thường phải cân nhắc rất kỹ nội dung các Chương trình có sử dụng tác phẩm điện ảnh hoặc sân khấu để không ảnh hưởng đến quyền tác giả của các tác phẩm được sử dụng để biểu diễn. Chị Minh Hằng muốn hỏi pháp luật quy định như thế nào về trường hợp được xem là không xâm phạm quyền tác giả?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm đến quyền tác giả của như sau:

          “Điều 25. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

          1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

          a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;

          b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;

          c) Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;

          d) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước;

          đ) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;

          e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;

          g) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại;

          h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại;

          i) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục đích thương mại;

          k) Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;

          l) Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;

          m) Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật Sở hữu trí tuệ.

          2. Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

          3. Việc sao chép quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.

          Vậy, căn cứ vào các trường hợp mà pháp luật nêu trên, Công ty chị tham khảo để đảm bảo chấp hành đúng quy định khi sử dụng tác phẩm không ảnh hưởng hoặc xâm phạm quyền của tác giả và đảm bảo lợi ích cho Công ty.

 

          Tình huống 6: Quy định của pháp luật về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

          Hỏi: Ông Cao Văn Thành là giám đốc Công ty Cao Thành ART, hoạt động trong lĩnh vực phát hành băng đĩa và tổ chức sự kiện nghệ thuật, Công ty ông Thành hỏi quy định của pháp luật hiện hành về các trường hợp sử dụng tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật đã được công bố mà không cần phải xin phép tác giả của tác phẩm?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 26 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm như sau:

          “1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

          a) Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

          Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;

          b) Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.

          2. Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

          3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

          4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển đối với quyền dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

          5. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.

          Từ quy định của pháp luật nêu trên, Công ty của ông Thành có thể tham khảo để vận dụng và sử dụng các tác phẩm đã công bố nhưng không phải xin phép tác giả. Đồng thời thực hiện đúng các quy định như phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm nhằm đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của tác giả tác phẩm phù hợp với quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 7: Quy định của pháp luật về quyền của người biểu diễn

          Hỏi: Ông Lâm Ngọc Huy là giám đốc Công ty Huy Ngọc, hoạt động trong lĩnh vực sân khấu nghệ thuật, Công ty ông Huy hiện đang hợp đồng thường xuyên với một số nghệ  sỹ để tổ chức các sự kiện nghệ thuật trên khắp cả nước. Nhằm bảo đảm quyền của lợi của công ty cũng như của các nghệ sỹ đang hoạt động nghệ thuật, Ông Huy muốn hỏi các nghệ sỹ đang tham gia hoạt động biểu diên theo hợp đồng tại Công ty của ông có những quyền gì theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ , sửa đổi, bổ sung Điều 29, quy định về các quyền của người biễu diễn như sau:

           “Điều 29. Quyền của người biểu diễn

          1. Người biểu diễn có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

          Trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn thì người biểu diễn được hưởng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn được hưởng các quyền tài sản quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ.

          2. Quyền nhân thân bao gồm:

          a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

          b) Bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

          3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:

          a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

          b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ;

          c) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình của mình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

          d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ;

          đ) Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trong bản ghi âm, ghi hình, kể cả sau khi được phân phối bởi người biểu diễn hoặc với sự cho phép của người biểu diễn;

          e) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn của mình, bao gồm cả cung cấp đến công chúng bản định hình cuộc biểu diễn theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.

          4. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

          5. Chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

          a) Sao chép cuộc biểu diễn chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

          b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.

          Vậy, Công ty của ông tham khảo các quy định pháp luật nêu trên để thực hiện đúng các quyền của người biểu diễn đã được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ.

 

          Tình huống 8: Quy định của pháp luật về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

          Hỏi: Chị Tống Thu Hà, Tổng giám đốc Công ty sản xuất chương trình nghệ thuật Thời Đại, vừa qua Công ty Thời Đại là nhà sản xuất độc quyền đối với Chương trình biểu diễn và phát hành CD âm nhạc của Ca sĩ MNT. Tuy nhiên, công ty phát hiện một số đơn vị trên địa bàn tỉnh VT thời gian qua đã sao chép bản ghi hình chương trình biểu diễn do Công ty độc quyền. Chị Hà muốn hỏi hành vi sao chép chương trình biễu diễn của các sĩ MNT có vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ không? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền của nhà sản xuất bản ghi hình?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 30 quy định về các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình như sau:

          “Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

          1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:

          a) Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 30 Sở hữu trí tuệ;

          b) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 30 Sở hữu trí tuệ;

          c) Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình, kể cả sau khi được phân phối bởi nhà sản xuất hoặc với sự cho phép của nhà sản xuất;

          d) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, ghi hình của mình, bao gồm cả cung cấp tới công chúng bản ghi âm, ghi hình theo cách mà công chúng có thể tiếp cận tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.

          2. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều 30 Sở hữu trí tuệ phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.

          3. Chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

          a) Sao chép bản ghi âm, ghi hình chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp bản ghi âm, ghi hình, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

          b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.”

          Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên của pháp luật, Công ty Thời Đại của có thể tham khảo để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, yêu cầu các đơn vị, tổ chức có liên thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với Công ty, tiến hành các hoạt đồng phù hợp nhằm đảm bảo quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 9: Quy định pháp luật các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền

          Hỏi: Công ty tổ chức sự kiện nghệ thuật Cảo Thơm, là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tổ chức các sự kiện thông tin, truyền thông xã hội. Trong quá trình tổ chức, công ty có sử dụng các tác phẩm hoặc các bản ghi âm, ghi hành các chương trình đã phát sóng hoặc đã công bố để làm tư liệu thực hiện. Đại diện của Công ty muốn hỏi pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 32 quy định về các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng như sau:

          “1. Các trường hợp sử dụng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bao gồm:

          a) Ghi âm, ghi hình trực tiếp một phần cuộc biểu diễn để giảng dạy không nhằm mục đích thương mại hoặc để đưa tin thời sự;

          b) Tự sao chép hoặc hỗ trợ người khuyết tật sao chép một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;

          c) Sao chép hợp lý một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để giảng dạy trực tiếp của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng này đã được công bố để giảng dạy;

          d) Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích đưa tin thời sự;

          đ) Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.

          2. Việc sử dụng cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại khoản 1 Điều 32 Sở hữu trí tuệ không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.”

          Vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên Công ty có thể tham khảo áp dụng đối với các trường hợp có liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Công ty đông thời không vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với hoạt động liên quan.

 

          Tình huống 10: Quy định của pháp luật về các trường hợp sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về bản ghi âm, ghi hình

          Hỏi: Anh Lê Hữu Khương, giám đốc Công ty Khương Thiên, hỏi: Thời gian vừa qua công ty của anh vướng một số khiếu nại liên quan đến việc sử dụng các bản ghi âm, ghi hình đã được cơ quan có thẩm quyền công bố về việc có trả tiền và không có trả tiền bản quyền cho tác giả và tổ chức có quyền lợi liên quan. Anh Khương muốn hỏi pháp luật hiện này quy định như thế nào về trường hợp sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về bản ghi âm, ghi hình?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 33 quy định giới hạn quyền liên quan trong đó có trường hợp sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về bản ghi âm, ghi hình như sau:

          “Điều 33. Giới hạn quyền liên quan

          1. Các trường hợp sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về bản ghi âm, ghi hình bao gồm:

          a) Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

          Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;

          b) Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền theo thỏa thuận cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.

          2. Việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình quy định tại khoản 1 Điều 33 Sở hữu trí tuệ không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

          3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền liên quan thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.

          Căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, anh Khương có thể tham khảo, đối chiếu với các trường hợp mà công ty của anh đang thực hiện nhằm đảo bảo quyền và lợi ích chính đáng của Công ty đồng thời không vi phạm các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ đối với các hoạt động có liên quan.

 

          Tình huống 11: Quy định của pháp luật về đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

          Hỏi: Công ty Tư nhân Thiên Hà đặt mua một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật  của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đức T, tác phẩm đã được giải thưởng lớn trong Hội thi ảnh Nghệ thuật do tỉnh TG tổ chức. Công ty Thiên Hà muốn đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan cho tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật, Công ty hỏi quy định pháp luật về đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ , sửa đổi, bổ sung Điều 49 và Điều 50 quy định việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan như sau:

          “Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

          1. Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

          2. Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

          3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

          4. Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan về cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

          Điều 50. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

          1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

          2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan bao gồm:

          a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.

          Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

          Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

          b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

          c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

          d) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

          đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

          e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

          3. Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.”.

          Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên của pháp luật, Công ty có thể tham khảo, xây dựng hồ sơ đăng lý và liên cơ quan có thẩm quyền để tiến hành đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của tác giải đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 12: Quy định thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

          Hỏi: Công ty Tư nhân Thiên Hà hỏi quy định pháp luật về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan là bao lâu, trình tự , thủ tục được quy định như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 53 và Điều 53 quy định về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:

          “Điều 52. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

          Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.”.

          “Điều 55. Cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

          1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ, tiến hành cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đề nghị thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan; thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thông tin về đối tượng quyền liên quan, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ tiến hành cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

          Trường hợp từ chối cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

          2. Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

          3. Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

          4. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các văn bản sau đây, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

          a) Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;

          b) Văn bản của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp.”

          Theo các Điều luật nêu cụ thể như trên, Công ty có thể tham khảo để thực hiện đảm bảo quy trình, thủ tục và thời gian cấp, cấp đổi, cấp lại hoặc hủy Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan phù hợp và đảm bảo quy định pháp luật.

 

          Tình huống 13: Quy định về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

          Hỏi: Công ty TNHH THIÊN PHÚ nộp đơn xin bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý của sản phẩm chủ đạo của công ty được xuất xứ từ địa bàn huyện HT, người đại diện của Công ty xin hỏi pháp luật quy định về điều kiện đối với chỉ dẫn địa lý xin bảo hệ quy định như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 79 quy định về điều kiệ chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như sau:

           “Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

          1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

          a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

          b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

          2. Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 79 này được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.”.

          Cũng theo Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ , sửa đổi, bổ sung Điều 88 quy định về quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau:

          “Điều 88. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý

          1. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

          2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.”.

          Vậy công ty có thểm tham khảo điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ của pháp luật nên trên để tham khảo và tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của công ty đảm bảo quy định pháp luật.

 

          Tình huống 14: Quy định của pháp luật về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

          Hỏi: Công ty thiết kế công nghiệp PHÚ QUÝ muốn nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xin đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phầm công nghiệp do công ty thiết kế, Anh Lê Quang Phú, giám đốc Công ty muốn hỏi quy định pháp luật hiện hành về đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với dản phẩm được công ty tạo ra như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 86 quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

           “Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

          1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

          a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

          b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ.

          2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

          3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.”

          Cũng theo Điều 86a được bổ sung vào sau Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước như sau:

          “Điều 86a. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

          1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ.

          2. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ.

          3. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau:

          a) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước;

          b) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước;

          c) Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký quy định tại điểm a và điểm b khoản này.”

          Vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, Công ty của anh Phú có thể tham khảo để thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền đối với kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của Công ty nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của công ty.

 

          Tình huống 15: Quy định của pháp luật về chấm dứt hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ, hủy bỏ hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ

          Hỏi: Chị Huỳnh Mai Thảo Oanh, Giám cố Công ty thiết kế mỹ thuật và công nghiệp HTO muốn hỏi quy định pháp luật hiện hành về các trường hợp chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ, các trường hợp hủy bỏ hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 95 và 96 quy định về các trường hợp văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực như sau:

           “Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

          1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

          a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

          b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

          c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

          d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

          đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

          e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

          g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;

          h) Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;

          i) Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;

          k) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.

          2. Trong trường hợp chủ Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà phí, lệ phí để duy trì hiệu lực không được nộp.

          Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp không nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực không được nộp.

          Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

          3. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét, quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

          4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.

          5. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ, ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quyết định chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực văn bằng bảo hộ.

          6. Đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

          Đối với trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày chỉ dẫn địa lý không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.

          Đối với trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhận được tuyên bố bằng văn bản của chủ văn bằng bảo hộ.

          7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ cũng được áp dụng đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.”

          Và theo Điều 96 quy định các trường hợp văn bẳng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực như sau:

          “Điều 96. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

          1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

          a) Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;

          b) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật Sở hữu trí tuệ;

          c) Đơn đăng ký sáng chế đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen nhưng không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen có trong đơn đó.

          2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực nếu toàn bộ hoặc một phần văn bằng bảo hộ đó không đáp ứng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đăng ký, điều kiện bảo hộ, sửa đổi, bổ sung đơn, bộc lộ sáng chế, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong các trường hợp sau đây:

          a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được người có quyền đăng ký chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

          b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 8 và Chương VII của Luật Sở hữu trí tuệ;

          c) Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn;

          d) Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;

          đ) Sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;

          e) Sáng chế không đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ.

          3. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì toàn bộ hoặc một phần bị hủy bỏ của văn bằng bảo hộ đó không phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm cấp văn bằng.

          4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.

          Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ, trừ trường hợp yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu vì lý do quy định tại khoản 2 Điều Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hiệu là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ ngày đăng ký quốc tế nhãn hiệu có hiệu lực tại Việt Nam.

          5. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

          6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ cũng được áp dụng đối với việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp”.

          Như vậy, Công ty có thể tham khảo các quy định nêu trên về các trường hợp hợp chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực của văn bằng bảo hộ, các trường hợp hủy bỏ toàn bộ hoặc một phàn hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ để thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của công ty và phù hợp với quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 16: Quy định của pháp luật về khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp

          Hỏi: Chị Nguyễn My Hằng, đại diện Công ty TNHH ANPHAKET cho biết vừa qua công ty của chị tiến hành một số thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên không biết do khách quan hay cố tình, cơ quan có thẩm quyền đăng ký đã thực hiện không đảm bảo thời hạn đăng ký theo quy định làm ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty vì vậy công ty muốn gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng giải quyết quyền lợi cho Công ty, chị Hằng trình tự, thủ tục và đơn khiếu nại được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 119a vào sau Điều 119 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp như sau:

           “Điều 119a. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp

          1. Người nộp đơn và tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký xác lập quyền, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

          2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn khiếu nại trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn khiếu nại thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

          3. Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ quyết định hoặc thông báo liên quan. Đơn khiếu nại được nộp dưới hình thức văn bản giấy hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

          4. Trong trường hợp khiếu nại liên quan đến quyền đăng ký hoặc các nội dung khác cần thẩm định lại, người khiếu nại phải nộp phí thẩm định lại.

          5. Thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định lại đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này hoặc người khiếu nại sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại, thời gian thẩm định lại, thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại không tính vào thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

          Thời hạn thẩm định lại được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.

          6. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại không quy định tại Điều 119a Luật Sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”.

          Công ty của chị Hằng có thể tham khảo quy định về khiếu nào và giải quyết khiếu nại trên đây để yêu cầu các cơ quan có chức năng liên quan giải quyền quyền và lợi tích chính đáng của Công ty theo quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 17: Quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm

          Hỏi: Ông Đỗ Quang Hùng Dũng, giám đốc Công ty TNHH dược phẩm QH cho biết công ty của ông làm thủ tục nộp đơn xin cấp phép lưu hành các sản phẩm dược là mặt hàng độc quyền của công ty, Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp một số nội dung thông tin về sản phẩm. Vì đây là những thông tin bí mật, liên quan đến thương hiệu và bí quyết của công ty. Vậy ông Dũng hỏi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin có đảm bảo việc bảo hộ dữ liệu thử nghiệm của Công ty hay không, pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 128 quy định về nghĩa vụ bảo hộ dự liệu thử nghiệm như sau:

           “Điều 128. Nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm

          1. Trong trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng.

          2. Đối với dược phẩm, kể từ khi dữ liệu bí mật trong đơn xin cấp phép được nộp cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ đến hết thời hạn năm năm tính từ ngày người nộp đơn được cấp phép, cơ quan đó không được cấp phép cho bất kỳ người nào nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn sử dụng dữ liệu bí mật nêu trên mà không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu đó, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ.

          3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành dược phẩm cho phép người nộp đơn sau dựa vào việc một dược phẩm đã được cấp phép lưu hành hoặc dữ liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của một dược phẩm đã được cấp phép lưu hành để xin cấp phép lưu hành cho một dược phẩm khác thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải công bố trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền đó về thông tin của đơn nộp sau trong thời hạn năm tháng trước khi dược phẩm trong đơn nộp sau được cấp phép lưu hành, trừ trường hợp việc cấp phép lưu hành cần được thực hiện sớm hơn theo quy định của luật khác có liên quan.

          4. Đối với nông hóa phẩm, kể từ khi dữ liệu bí mật trong đơn xin cấp phép được nộp cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều Luật Sở hữu trí tuệ đến hết thời hạn mười năm tính từ ngày người nộp đơn được cấp phép, cơ quan đó không được cấp phép cho người nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn sử dụng dữ liệu bí mật nêu trên hoặc dựa vào việc người nộp dữ liệu bí mật nêu trên được cấp phép lưu hành mà không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu đó, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc việc cấp phép là cần thiết để bảo đảm quốc phòng, an ninh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.”.

          Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên, ông có thể tham khảo và đối chiều trường hợp của Công ty để thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của công ty ông.      

 

          Tình huống 18: Quy định của pháp luật về việc đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm

          Hỏi: Theo chị Nguyễn Minh Thoa, đại diện Công ty TNHH dược phẩm TT&H cho biết công ty của chi đã nộp đơn gửi cơ quan thẩm quyền đăng ký lưu hành sản phẩm dược do Công ty chị phân phối, tuy nhiên qua hơn hai năm Công ty vẫn chưa nhận được cấp phép lưu hành sản phẩm từ phí cơ quan nhà nước. Chị Thoa hỏi, việc chậm trể cấp đăng ký giấy phép lưu hành sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm như thế nào? Công ty chị có quyền yêu cầu phái cơ quan có thẩm quyền đến bù thiệt hại do chậm trể việc cấp giấy đăng ký không, pháp luật quy định như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 51 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 131a vào sau Điều 131 quy định về trách nhiệm đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm như sau:

           “Điều 131a. Đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm

          “1. Khi thực hiện thủ tục duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, chủ Bằng độc quyền sáng chế không phải nộp phí sử dụng văn bằng bảo hộ cho khoảng thời gian mà thủ tục đăng ký lưu hành lần đầu của dược phẩm được sản xuất theo Bằng độc quyền sáng chế đó tại Việt Nam bị chậm.

          2. Thủ tục đăng ký lưu hành dược phẩm bị xem là chậm nếu kết thúc thời hạn hai năm, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký lưu hành mà cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành dược phẩm không có văn bản phản hồi lần đầu đối với hồ sơ. Khoảng thời gian bị chậm được tính từ ngày đầu tiên sau khi kết thúc hai năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành dược phẩm nhận đủ hồ sơ đến khi có văn bản phản hồi lần đầu.

          3. Thời gian chậm do lỗi của người nộp đơn hoặc do nguyên nhân nằm ngoài kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tính vào các khoảng thời gian quy định tại khoản 2 Điều 131a Luật sở hữu trí tuệ.

          4. Trường hợp chủ Bằng độc quyền sáng chế đã nộp phí sử dụng văn bằng bảo hộ cho khoảng thời gian bị xem là chậm, số phí đã nộp sẽ được trừ vào kỳ duy trì hiệu lực tiếp theo hoặc hoàn trả.

          5. Để không phải nộp phí sử dụng văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 131a Luật sở hữu trí tuệ, trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày dược phẩm được cấp phép lưu hành, chủ Bằng độc quyền sáng chế phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành dược phẩm xác nhận về việc thủ tục đăng ký lưu hành dược phẩm đó bị chậm.

          Vậy, theo quy định nêu trên, Công ty có chị Thoa có thể tham khảo về nguyên nhân và các lý do liên quan dẫn đến chậm trể việc cấp phép lưu hành sản phẩm để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền liên quan chịu trách nhiệm về việc đền bù các thiệt hại do sự chậm trể gây ra đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và quyền lợi của công ty.

 

          Tình huống 19: Quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

          Hỏi: Anh Lê Anh Công là giám đốc Công ty TNHH AC và Cộng Sự muốn hỏi, công ty của anh hiện là chủ sở kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm do Công ty đặt hàng thiết kế của nghệ nhân X? Anh Công muốn thực hiện trả thù lao quyền tác giả cho nghệ nhân X nhưng chưa rõ cách thức như thế nào. Anh Công muốn hỏi pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định đối với vấn đề này như thế nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 135 quy định về nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

           “Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

          1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:

          a) 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

          b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.

          2. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ sở hữu trả thù lao cho tác giả theo quy định sau đây:

          a) Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

          b) Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.

          3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có đồng tác giả, mức thù lao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 135 Luật sở hữu trí tuệ là mức dành cho các đồng tác giả. Các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

          4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.”.

          Vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, Công ty có thể tham khảo để thực hiện trách nhiệm trả thù lao cho tác giả tác phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi của tác giả và phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

 

          Tình huống 20: Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

          Hỏi: Anh Lâm Phú Cường là giám đốc Công ty TNHH PHÚ CƯỜNG THỊNH cho biết: công ty của anh muốn mở rộng hình thức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tuy nhiên anh chưa rõ cần phải có các điều kiện như thế nào mới đảm bảo việc đăng ký kinh doanh dịch vụ. Anh Cường xin hỏi để được thực hiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành phải có các điều kiện nào?

          Trả lời: (có tính chất tham khảo)

          Theo Khoản 60 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Điều 154 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp như sau:

          “Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

          1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 154 Luật sở hữu trí tuệ.

          2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.”.

          Cũng theo Khoản 61 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi, bổ sung Khoản 2 và bổ sung Khoản 2a Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với cá nhân như sau:

           “2. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2a Điều 154 Luật sở hữu trí tuệ:

          a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

          b) Thường trú tại Việt Nam;

          c) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh; có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học kỹ thuật đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

          d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

          đ) Không phải là công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;

          e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

          2a. Công dân Việt Nam là luật sư được phép hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thường trú tại Việt Nam thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh nếu đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận”.

          Vậy, căn cứ vào các quy định trên đây Công ty có thể tham khảo các điều kiện và quy định liên quan để có sự lựa chọn đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đảm bảo yêu cầu, điều kiện theo quy định của pháp Luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan.  

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 22 tháng 4 năm 2024, ngày ngày đầu tiên tỉnh Thừa Thiên Huế kích hoạt thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng...
Ngày 12 tháng 4 năm 2024, được sự nhất trí của Đảng ủy và Lãnh đạo Sở Tư pháp, Chi hội Luật gia Sở Tư pháp đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm...
Ngày 01 tháng 4 năm 2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh số 03/TP-ĐKHĐCN cho Công ty đấu giá hợp...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.450.924
Lượt truy cập hiện tại 3.984