Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
15 TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Ngày cập nhật 24/11/2022

Tình huống 1: Đối tượng và điều kiện để hưởng chế độ ốm đau

          Chị Lê Thanh Trà, là nhân viên bộ phận tổ chức, lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phương Nam hỏi: Thời gian vừa qua một số công nhân của công ty ốm đau, nằm viện điều trị, công ty muốn đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng không biết xử lý như thế nào. Chị Trà muốn hỏi pháp luật hiện hành quy định đối tượng và điều kiện để hưởng chế độ ốm đau của người lao động như thế nào?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

          Theo quy định tại các Điều 24 và Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội quy định đối tượng áp dụng chế độ ốm đau và điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

          “Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiễm xã hội, cụ thể:

          - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

          - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

          - Cán bộ, công chức, viên chức;

          - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

          Cũng theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện để hưởng chế độ ốm đau như sau:

“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

          1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

          Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

          2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

Vậy, chị Trà có thể tham khảo quy định nêu trên để hướng dẫn người lao động yêu cầu thực hiện hỗ trợ chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

 

 

          Tình huống 2: Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động

          Anh Ngô Văn Nam, Trưởng phòng nhân sự Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Thành hỏi, thời gian vừa qua một số lao động trong công ty ốm đau nằm viện, để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với với người lao động trong thực hiện chế độ nghỉ ốm đau, anh Nam hỏi của pháp luật hiện hành quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động như thế nào?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

          Theo quy định tại các Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

          “1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

          a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

          b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

          2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

          a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

          b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

          3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

          Vậy anh Nam có thể tham khảo quy định nêu trên để giúp công ty giải quyết chế độ cho người lao động đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 3: Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động khi con ốm đau

          Chị Nguyễn Thanh Hoa, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Thành hỏi, người lao động của công ty chị xin nghỉ để chăm con đau ốm, tuy nhiên chị chưa biết phải xử lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi của công ty cũng như quyền lợi của người lao động. Chị hỏi pháp luật hiện hành quy định thời gian người lao động được hưởng để chăm sóc con ốm đau được quy định như thế?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

          Theo quy định tại các Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội quy định thời gian hưởng chế độ khi con bị ốm đau đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

          “Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

          1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

          2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

          Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

          Cũng theo Điều 5 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, quy định:

          1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

          a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.

          Ví dụ 6: Bà A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian như sau: con thứ nhất bị ốm từ ngày 04/01 đến ngày 10/01/2016, con thứ hai bị ốm từ ngày 07/01 đến ngày 13/01/2016, bà A phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần của bà A là ngày Chủ nhật. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày 04 đến ngày 13 tháng 01 năm 2016 là 09 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật).

          b) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.

          Ví dụ 7: Hai vợ chồng bà B đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngày nghỉ hàng tuần của vợ chồng bà B là ngày Chủ nhật. Con bà B được 5 tuổi, bị ốm phải điều trị ở bệnh viện thời gian từ ngày 11/01 đến ngày 05/02/2016. Do điều kiện công việc, vợ chồng bà B phải bố trí thay nhau nghỉ chăm sóc con như sau:

          - Bà B nghỉ chăm con từ ngày 11/01 đến ngày 17/01/2016 và từ ngày 25/01 đến ngày 05/02/2016;

          - Chồng bà B nghỉ chăm con từ ngày 18/01 đến ngày 24/01/2016.

          Như vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của vợ chồng bà B được tính như sau:

          + Đối với bà B: tổng số ngày nghỉ chăm sóc con là 19 ngày, trừ 02 ngày nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật, còn lại 17 ngày. Tuy nhiên, do con bà B đã được 5 tuổi nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm tối đa là 15 ngày. Do vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà B được tính hưởng là 15 ngày.

          + Đối với chồng bà B: tổng số ngày nghỉ chăm sóc con là 7 ngày, trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật, còn lại 06 ngày. Do vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của chồng bà B được tính hưởng là 06 ngày.

          c) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.

          Ví dụ 8: Hai vợ chồng chị T đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có con trai 5 tuổi bị ốm phải nằm viện điều trị bệnh từ ngày 07/3/2016 đến ngày 11/3/2016. Trong thời gian con phải nằm viện điều trị bệnh, cả hai vợ chồng chị T đều nghỉ việc để chăm sóc con.

          Trong trường hợp này, cả hai vợ chồng chị T đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau với thời gian là 05 ngày.

          Chị Hoa có thể tham khảo quy định của pháp luật để gải quyết hưởng chế độ  chăm        sóc con khi ốm đau cho người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.

         

          Tình huống 4: Quy định mức hưởng chế độ ốm đau

          Chị Trần Thị Liên, công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn KH tại Khu công nghiệp PB hỏi, chị đang đề nghị cơ quan bảo hiểm chi trả chế độ ốm đau cho chị trong thời gian nghỉ việc điều trị bệnh, chị muốn biết pháp luật hiện nay quy định mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động quy định như thế?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

          Theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

          “Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

          1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

          Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

          2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

          a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

          b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

          c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

          3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

          4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

          Cũng theo Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBCH ngày 01/9/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, quy định như sau:

          1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 75 (%) x

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

24 ngày

- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

          2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

          a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

          - Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

          - Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

          - Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

          b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:

Mức hưởng
chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn
tháng

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

24 ngày

          Trong đó:

          - Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.

          - Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

          Ví dụ 9: Bà N đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021. Giả sử tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tháng 4/2021 của bà N là 8.000.000 đồng, toàn bộ thời gian chế độ ốm đau của bà N được tính bằng 75%.

          - Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ ngày 29/5 đến ngày 28/7/2021).

          - Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 28 ngày (từ ngày 29/7 đến ngày 25/8/2021).

          - Mức hưởng chế độ ốm đau một tháng của bà N là: 8.000.000 đồng x 75% = 6.000.000 đồng.

          - Mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng (28 ngày) của bà N được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng

=

8.000.000 đồng

x

75 (%)

x

28 ngày

24 ngày

= 7.000.000 đồng

          Do mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng tính theo công thức nêu trên là 7.000.000 đồng cao hơn mức hưởng chế độ ốm đau một tháng (6.000.000 đồng) nên mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng của bà N được hưởng bằng mức hưởng một tháng là 6.000.000 đồng.

          Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021 của bà N là: 6.000.000 đồng x 02 tháng + 6.000.000 đồng = 18.000.000 đồng.”

          3. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

          Ví dụ 10: Bà Ch được tuyển dụng vào làm việc tại một cơ quan từ ngày 01/6/2016. Ngày 06/6/2016 bà Ch bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc để điều trị đến hết tháng 6/2016. Bà Ch được cơ quan đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội với tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng.

          Trường hợp bà Ch được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương tháng là 5 triệu đồng.

          Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”

          4. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

          5. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.

          6. Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

          Vậy, chị Liên có thể tham khảo các quy định nêu trên và các quy định liên quan khác của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho mình khi yêu cầu cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện chế độ ốm đau.

 

           Tình huống 5: Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau theo quy định của pháp luật

          Chị Lê Tố Nga - Phòng lao động, tiền lương của Công ty cổ phần MECAR tại Khu công nghiệp PB hỏi, trong thời gian sau dịch Covid -19, rất nhiều công nhân trong công ty có dấu hiệu sức khỏe yếu và hay xin nghỉ việc. Chị hỏi rằng, công ty phải giải quyết chế độ, cũng như có chính sách gì khác để đảm bảo quyền lợi cho nguời lao động để không ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty cũng như đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

          Theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau kho đau ốm của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

          “Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

          1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

          Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

          2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

          a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

          b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

          c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

          3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

          Cũng theo Điều 7 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBCH ngày 01/9/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, quy định như sau:

          - Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.

          Ví dụ 11: Ông Ph đang tham gia bảo hiểm xã hội theo chức danh nghề nặng nhọc, tính đến hết tháng 7/2016 đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau (bệnh không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) được 35 ngày, sau khi đi làm trở lại được một tuần thấy sức khỏe còn yếu, ông Ph được công ty quyết định cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày. Tháng 9/2016, ông Ph bị ốm đau phải phẫu thuật, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 07 ngày thì quay trở lại làm việc nhưng sức khỏe chưa phục hồi.

          Trường hợp ông Ph tính đến thời điểm tháng 9/2016 đã nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau (ốm đau không thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) được 05 ngày. Do vậy, khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau phải phẫu thuật mà sức khỏe chưa phục hồi thì ông Ph được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau với thời gian tối đa là 02 ngày (dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau do phải phẫu thuật tối đa là 07 ngày nhưng trước đó ông Ph đã nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là 05 ngày).

          - Thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa trong một năm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội. Việc xác định thời gian tối đa được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm được căn cứ theo lần nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau cuối cùng trước khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (ốm đau thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hoặc ốm đau do phải phẫu thuật hoặc ốm đau khác).”

          - Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.

          Ví dụ 12: Bà D phải nghỉ việc để điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 01/8/2016 đến hết ngày 10/12/2016 (trong năm 2016 bà D chưa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau). Từ ngày 11/12/2016, bà D trở lại tiếp tục làm việc đến ngày 04/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên bà D được đơn vị giải quyết nghỉ việc hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe 10 ngày.

Trường hợp bà D được nghỉ hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 10 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.

          - Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

          Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, chị Nga có thể tham khảo để giải quyết chế dộ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và quyền lợi của người lao động.

 

          Tình huống 6: Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động là nam có vợ sinh con

          Anh Nguyễn Quốc Cường hiện là công nhân làm việc tại một công ty đóng tại địa bàn Thành phố H, anh là lao động chính trong giai đình. Vợ anh vừa sinh con đầu lòng nên anh phải xin phép nghỉ việc để ở nhà chăm sóc, theo anh được biết pháp luật có quy định chế độ hưởng thai sản trong trường hợp là lao động nam có vợ sinh con. Anh hỏi pháp luật quy định như thế nào với trường hợp nay? 

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

          Theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội có quy định đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động như sau:

          Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

          Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

           Điều kiện hưởng chế độ thai sản

           Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

          - Lao động nữ mang thai;

          - Lao động nữ sinh con;

          - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

          - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

          - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

          - Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

           Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

           Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

           Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Luật Bảo hiểm xã hội.

          Vậy anh có thể tham khảo quy định nêu trên của Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định có liên quan khác để đề nghị công ty hoặc cơ quan có liên quan để đảm bảo quyền lợi của bản thân khi phải chăm sóc vợ, con sinh, phù hợp với pháp luật.


          Tình huống 7: Quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con của người lao động

          Chị Lê Thúy Hà là công nhân làm việc tại một công ty dệt may đóng tại khu công nghiệp PĐ, vừa qua chị đã sinh đôi được 2 con gái, hiện chị đang trong thời gian nghỉ thai sản, chị hỏi trường hợp sinh đôi như chị thì thời gian được hưởng chế độ thai sản quy định như thế nào? 

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

          Theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định thời gian hưởng chế độ thai sản đối với người lao động khi sinh con như sau:

          Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

          1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

          Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

          2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

          a) 05 ngày làm việc;

          b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

          c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

          d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

          Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

          3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

          4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

          5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

          6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

          7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

          Cũng theo Điều 10 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội và Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBCH ngày 01/9/2021 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định hướng dẫn như sau:

          1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

          a) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.

          Ví dụ 15: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

          b) Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội.

          2. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

          a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.

          b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

          c) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.

          d) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

          đ) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản này mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.

          e) Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

          g) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

          3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng, trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.”

          Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng.

          Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội, áp dụng đối với con chết sau cùng.

          Căn cứ vào các quy định trên, chị có thể tham khảo để biết thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phù hợp với quy định của pháp luật và quyền lợi của bản thân.

 

          Tình huống 8: Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ

          Chị Thân Thùy Linh là giám đốc nhân sự công ty XNK SIRIUS tại khu công nghiệp PĐ, công ty đang giải quyết chế độ cho một trường hợp nữ công nhân sinh con do mang thai hộ. Chị hỏi pháp luật bảo hiểm quy định chế độ thai sản cho người lao động mang thai hộ như thế nào? 

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

Theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:

          “1. Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

          2. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

          3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.”

          Cũng tại Mục I Chương II Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn cụ thể chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:

          Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ

          1. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

          Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

          2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

          a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

          b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

          c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

          d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

          Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

          3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:

          a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;

          b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội;

          Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

          Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

          c) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.

          4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh con thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

          5. Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.

          Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

          6. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

          Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

           Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ

          1. Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:

          a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP;

          Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP  thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

          b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng;

          Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

          c) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;

          d) Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;

          đ) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội.

          2. Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ.

          3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

          Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm nhận con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

          Chị Thùy Linh có thể tham khảo các quy định nêu trên và các quy định khác của pháp luật có liên quan để giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động mang thai hộ phù hợp với quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 9: Quy định thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

          Anh Nguyễn Hồng Thanh, công nhân công ty TNHH  LUTOBIS tại khu công nghiệp, vợ chồng anh vừa nhận nuôi một cháu gái được 04 tháng tuổi. AnhThanh muốn hỏi khi nhận nuôi con nuôi còn nhỏ như vậy, anh và vợ anh có được phép nghỉ luôn phiên để chăm sóc con hay không? Pháp luật quy định như thế nào? 

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

Theo quy định tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:

          “Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.”

          Cũng theo Điều 11 Thông tư số 59/2015/TT-BLDTBXH, hướng dẫn cụ thể thời gian hưởng chế độ khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc có nhận nuôi con nuôi như sau:

          Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:

          - Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

          - Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

          Vợ chồng anh chị Thanh có thể tham khảo quy định nêu trên để đề xuất công ty nới anh, chị làm việc để thực hiện các chế độ bảo hiểm có liên quan khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 10: Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

          Chị Ngô Thu Hương, đại diện cho nhóm công nhân nữ làm việc tại công ty dệt may Hoa Sen, đóng tại thị trấn H huyện PĐ, hỏi khi người lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai theo chỉ định của bệnh viện thì được nghỉ việc theo chế độ bảo hiểm như thế nào?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai (kể cả nam và nữ) như sau:

           Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

          - 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

          - 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

           Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

          Vậy, chị Hương có thể tham khảo quy định nêu trên và các quy định liên quan khác của Luật Bảo hiểm xã hội để thực hiện quyền lợi của người lao động khi thực hiện các biện pháp tránh thai đảm bảo quyền lợi và đúng quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 11: Quy định mức hưởng thai sản

          Chị Võ Thị Hồng, là công nhân làm việc tại một công ty may mặc đóng tại Khu công nghiệp HS, chị hỏi mức hưởng chế độ thai sản đối với người lao động theo quy định của pháp luật như thế nào?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng chế độ thai sản đối với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

          “1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

          a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

          b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

          c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

          2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

          3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

          Cũng theo Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định và hướng dẫn cụ thể như sau:

          1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

          a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gn nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

          Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

          Ví dụ 16: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

          - Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

          - Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

          Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng lin k trước khi nghỉ việc

=

(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)

6

 

=

5.500.000 (đồng/tháng)

          Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị C là 5.500.000 đồng/tháng.

          Ví dụ 17: Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

          - Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;

          - Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;

          - Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng bảo hiểm xã hội.

          Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng lin k trước khi nghỉ việc

=

(7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2)

6

 

=

7.500.000 (đồng/tháng)

          Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.

          b) Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.

          2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:

          a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

          b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

          c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thi hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

          d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

          3. Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

          4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

          Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

          Chị Hồng có thể tham khảo các quy định nêu trên để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như yêu cầu doanh nghiệp hoặc các cơ quan có liên quan thực hiện chế độ thai sản phù hợp với quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 12: Quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

          Chị Mai Thúy Vân, là công nhân làm việc tại công ty KAROSS đóng tại Khu công nghiệp PĐ, chị hỏi pháp luật quy định như thế nào đối với trường hợp lao động nữ được nghĩ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời kỳ thai sản?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoae sau thai sản đối với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

          “1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

          Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

          2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

          a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

          b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

          c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

          3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

          Như vậy chị Vân có thể tham khảo quy định nêu trên để đảm bảo quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 13: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động

          Anh Trần Thanh Vấn, là công nhân làm việc tại công ty TNHH xây dựng công trình VASCO, anh Vấn hỏi điều kiện nào thì người lao động được hưởng các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)          

Theo quy định tại Điều 42, 43 và Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội quy định đối tượng, điều kiện được hưởng chế hộ tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của người lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

          “1. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

          2. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

          Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

          - Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

           - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

          3. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

          Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

          Như vậy, anh Vấn có thể tham khảo, đối chiếu các quy định nêu trên để xem xét, đề nghị doanh nghiệp hoặc các cơ quan có liên quan thực hiện chế độ bảo hiểm tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đảm bảo quy định của pháp luật.

 

          Tình huống 14: Quy định về trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng đối với người lao động

          Ông Hồ Đình Bảo, là công nhân làm việc tại công ty TNHH xây dựng  THANH MINH, ông Bảo muốn hỏi pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với trường hợp trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Theo quy định tại Điều 46 và Điều 47  Luật Bảo hiểm xã hội quy định về việc trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động như sau:

          Về trợ cấp một lần

          1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

          2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

          a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

          b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

          Về trợ cấp hằng tháng

          1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

          a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

          b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

          Về thời điểm hưởng trợ cấp

          1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 46, 47 và 50 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.

          2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

 

          Tình huống 15: Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật đối với người lao động

          Anh Lê Quang Phú, là công nhân làm việc tại công ty TNHH xây lắp công trình Bảo Tín hỏi, bản thân anh bị tai nạn lao động được điều trị gần 2 tháng, nay sức khỏe đang dần hồi phục tuy nhiên bản thân anh cũng muốn nghỉ thêm một thời gian để đảm bảo phục hồi hoàn toàn trước khi đi làm lại. Do công việc gấp rút đảm bảo tiến độ thực hiện Công ty yêu cầu anh trở lại làm việc. Vậy anh có phải thực hiện theo yêu cầu công ty không hay anh có thể xin phép được nghỉ thêm để đảm bảo sức khỏe cho mình. Anh Phú hỏi pháp luật quy định  về trường hợp này như thế nào?

          Trả lời: (Có tính chất tham khảo)

Theo quy định tại Điều 52  Luật Bảo hiểm xã hội quy định về việc dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sai  khi điều trị thương tật, bệnh tật  do tai nạn lao động đối với người lao động như sau:

          1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

          2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

          Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên của Luật Bảo hiểm xã hội, anh Phú có thể đề xuất công ty cho phép nghỉ thêm 5-10 ngày để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian điều trị bệnh do tại nạn lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của cá nhân cũng như đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin mới - Tin đọc nhiều
Tin mới
Tin nổi bật
Tin mới
Ngày 09 tháng 5 năm 2023, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 63/QĐ-STP về việc xoá đăng ký hành nghề và thu...
Trong chiều ngày 13/5/2024, Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước đã tiến hành trao đổi, học tập kinh nghiệm về việc thực...
Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật...
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.785.315
Lượt truy cập hiện tại 6.918