Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chính phủ
Các Bộ, Ngành ở TW
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Kết quả thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2023
Ngày cập nhật 20/01/2024

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt nhiệm kỳ 5 năm là nhằm mục đích xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, thông thoáng, tạo thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp và tạo sự đột phá về thu hút đầu tư cả trong nước và đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế - xã hội. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm 2023 tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch các thông tin cần thiết cho nhà đầu tư như quy hoạch, đất đai, các cơ chế, chính sách hỗ trợ của địa phương, các cơ hội, dự án đầu tư cụ thể,… nhằm tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thân thiện, giảm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư. Vì vậy, trong năm qua, công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, như sau:

 

Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19

Tổ chức các buổi tiếp xúc cùng doanh nghiệp để hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh như: Chương trình kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp; đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp, thông qua các hội nghị đối thoại này đã trao đổi, giải đáp nhiều nội dung liên quan đến các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp về các vấn đề: chính sách xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, mặt bằng lãi suất, nhu cầu tín dụng, điều kiện và quy trình thủ tục cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo, các chương trình tín dụng ưu đãi, tiếp cận chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn giảm lãi, cơ cấu thời hạn trả nợ, chính sách hỗ trợ giãn, giảm thuế.....; tổ chức hội nghị trực tuyến chuyên đề “Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi sản xuất kinh doanh” nhằm trao đổi các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng; chương trình Cafe doanh nhân với chủ đề “Góc nhìn từ các yếu tố biến động kinh tế và Quản trị dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả”; quản trị doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng; Diễn đàn Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội thảo chuyên đề “Khủng hoảng và khắc phục khủng hoảng - Cơ hội phát triển cho nhóm khởi nghiệp và doanh nghiệp siêu nhỏ”; Hội thảo chuyên đề “Bình tĩnh trước làn sóng bán hàng online và kết nối thương mại giữa Doanh nghiệp với các nhà sáng tạo nội dung”; Hội thảo chuyên đề “Tái tạo mô hình kinh doanh-cách thích ứng cho doanh nghiệp trong thị trường bất định”.….

Thiết lập đường dây nóng do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thừa Thiên Huế phụ trách quản lý nhằm tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị các trường hợp không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng của người dân, doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp tục duy trì đường dây nóng nhằm tiếp cận, phản ánh chính sách và các trường hợp từ chối lãi suất đối với khách hàng thuộc đối tượng đáp ứng đủ điều kiện.

Duy trì đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức tại chuyên trang, chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ”, “Chính quyền với người dân” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh nhằm giúp lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình thực tế, tâm tư, nguyện vọng của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn.

Kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp:

Đối với chính sách sách miễn, giảm thuế: Đã thực hiện giảm 2% thuế suất thuế GTGT, phí, lệ phí, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu. Đối với chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, tiền sử dụng đất theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP: đã gia hạn cho 349 đơn vị với số tiền gia hạn 358 tỷ đồng: Đã nộp 325 tỷ đồng; còn phải nộp 33 tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất cho 52 đơn vị với số tiền gia hạn 9,111 tỷ đồng: đã nộp 8,055 tỷ đồng; còn phải nộp 1,056 tỷ đồng.

Về thực hiện chính sách lãi suất: Từ đầu năm đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm 04 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2%/năm, các TCTD thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi sau 03 lần điều chỉnh giảm của NHNN Việt Nam. NHNN tỉnh tiếp tục giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của NHNN Việt Nam về lãi suất và đã ban hành Công văn gửi các Chi nhánh NHTM về việc thực hiện ổn định mặt bằng lãi suất huy động. NHNN Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô hiện nay mức lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1%-2% năm với mức lãi suất cho vay bình quân, đến nay các ngân hàng tham gia chương trình đã giải ngân cho 15 khách hàng với số tiền 185,384 tỷ đồng

Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

 Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới theo Nghị quyết 52/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của HĐND tỉnh: Trong 10 tháng đầu năm 2023 đã thực hiện hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử cho hơn 500 doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 01 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí kế toán cho 36 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh với tổng kinh phí 170 triệu đồng.

Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 26/10/2022 của HĐND Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ doanh nghiệp doanh nhân cho hơn 1.000 lượt người tham gia các khóa đào tạo theo chuyên đề: Thương hiệu và Văn hóa doanh nghiệp dành cho Lãnh đạo, Khủng hoảng và khắc phục vượt qua khủng hoảng, Cơ hội phát triển cho nhóm khởi nghiệp và doanh nghiệp siêu nhỏ,  Quản trị hành chính trong doanh nghiệp, Kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, Quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp một cách hiệu quả, Quản trị vận hành tinh gọn, Kiến tạo Doanh nghiệp hạnh phúc, tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ di động để tạo ra nội dung chất lượng cao, kết nối doanh nghiệp với đội ngũ sinh viên Đại học Huế - nguồn lao động chất lượng cao… Đã tổ chức 06/06 khóa đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, cụ thể: 01 Khoá đào tạo huấn luyện Giám đốc tài chính, 03 Khoá đào tạo huấn luyện Giám đốc điều hành (CEO), 01 Khoá đào tạo huấn luyện Giám đốc kinh doanh (CCO) và 01 Khoá đào tạo Giám đốc nhân sự (CHRO); mỗi khoá trung bình từ 50 - 60 doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, chuyển đổi số: đã tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề về thương mại điện tử với sự tham gia của gần 300 lượt doanh nghiệp tham dự: Kỹ năng bán hàng online, Làm chủ CHAT GPT, “Thương mại điện tử về Tiếp thị Kỹ thuật số”, “Thương mại điện tử về Tiếp thị Kỹ thuật số”….

Về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Đã tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 với sự tham gia của 90 ý tưởng, dự án; trong đó, nhiều ý tưởng, dự án xuất phát từ việc nghiên cứu lợi thế nguồn tài nguyên bản địa, văn hoá truyền thống địa phương... một số ý tưởng, dự án đã chú trọng đến việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt như bà mẹ, trẻ em…. nhiều dự án đã tạo ra được sản phẩm đưa vào thị trường và có xu hướng phát triển tốt. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 01 giải nhất (dự án “Ngũ cốc Mộc An - Hành trình để phát triển bền vững” của tác giả Hoàng Thị Cẩm Nhung), 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 3 giải Khuyến khích; ngoài ra còn trao một Giải thưởng sinh viên Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiêu biểu từ nguồn kinh phí xã hội hóa.

Giải pháp thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình chuyển đổi số và cải cách hành chính

Về Chương trình chuyển đổi số: Hiện nay, 100% tổ chức, doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã chuyển sang đăng ký và áp dụng HĐĐT theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

Về chữ ký số chuyên dùng và chữ ký số công cộng: Đến nay, 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã được cấp chữ kỹ số cho đơn vị và cá nhân dưới dạng USB Token, các thành viên UBND tỉnh được cấp SIM PKI ký số dành cho thiết bị di động với 101 SIM PKI; toàn tỉnh đã có 7.368 chứng thư số chuyên dùng; 100% UBND cấp xã có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mô hình một cửa điện tử hiện đại; 100% UBND cấp huyện có phòng họp trực tuyến (thuê dịch vụ). 100% doanh nghiệp nộp thuế điện tử; 48,87% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số; 950 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx, 8.382 chữ ký số công cộng được cấp cho người dân.

Tiếp tục tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đảm bảo vận hành hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh; Ứng dụng giải pháp công nghệ GIS mới để sớm chuyển đổi bản đồ nền, cũng như xây dựng, cập nhật dữ liệu đảm bảo hình thành các dịch vụ GIS phục vụ các ứng dụng đô thị thông minh. Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (HueIOC) đã đưa vào vận hành gần 20 dịch vụ; trong đó, 16 dịch vụ được cung cấp trên Hue-S bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cũng như hình thành thói quen sử dụng dịch vụ trên nền tảng số trong cộng đồng xã hội.

Đã triển khai thực hiện Dự án xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có nhiều hợp phần như nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch, xây dựng ứng dụng quản lý chuyên ngành, xây dựng cổng thông tin và ứng dụng trên thiết bị di động, số hóa dữ liệu phục vụ công tác quản lý chuyên ngành. Đặc biệt, Tỉnh đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở lưu trú phục vụ cho công tác khai báo khách lưu trú; bản đồ du lịch Huế, kho dữ liệu tập trung và hệ thống báo cáo ngành du lịch, hệ thống phân tích du lịch thông minh.

Về công tác cải cách hành chính: Công tác CCHC được chỉ đạo quyết liệt với nhiều chuyển biến tích cực: 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình, một phần và thực hiện Một cửa liên thông trên môi trường mạng. 100% UBND cấp xã có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mô hình một cửa điện tử hiện đại; 100% UBND cấp huyện có phòng họp trực tuyến (thuê dịch vụ). Đến nay, toàn tỉnh có 2.120 TTHC (tỷ lệ 100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Dịch vụ công trực tuyến với 2.069 TTHC. Tỷ lệ TTHC được tích hợp, triển khai thanh toán trực tuyến là 100% trên tổng số 654 thủ tục hành chính. Hue-S đã có hơn 909.359 người đăng ký tài khoản qua đó đã thúc đẩy hoạt động kết nối giữa người dân với nhà nước và doanh nghiệp trên không gian mạng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách hành chính. Chỉ số CCHC, đặc biệt điều hành của chính quyền có tiến bộ: Thừa Thiên Huế vinh dự Top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc 2022. Chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 6 toàn quốc, tăng 02 bậc so với năm 2021; chỉ số chuyển đổi số (DTI) xếp thứ 4, giảm 02 bậc; hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp vị thứ 5 toàn quốc, giảm 04 bậc so với năm 2021; chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp vị thứ 19 toàn quốc, giảm 15 bậc so với năm 2021.

Bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh còn những hạn chế nhất định, dẫn đến khả năng thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, cụ thể:

- Trong điều kiện khó khăn hiện nay do bị cắt giảm đơn hàng, giá nguyên vật liệu tăng, thiếu hụt dòng tiền, không tiếp cận được vốn vay, chuyển nợ xấu,... Phần lớn các doanh nghiệp đã vay ngân hàng để đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu... và đã thế chấp hết tài sản có quyền sở hữu hợp pháp, nay muốn vay thêm nhưng không còn tài sản nào để thế chấp, nhà xưởng nên bị các ngân hàng từ chối khoản vay.

- Tăng trưởng của dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp mới đang bị chững lại và có dấu hiệu giảm sút. Nguyên nhân được doanh nghiệp phản ánh chủ yếu là khó tiếp cận vốn ngân hàng và việc cho doanh nghiệp vay vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay thì không được ngân hàng chấp nhận do tín nhiệm tín dụng thấp, một số doanh nghiệp được các ngân hàng đánh giá cao thì không có nhu cầu vay do bị mất đơn hàng.

Trên cơ sở tồn tại, vướng mắc có một số kiến nghị sau đây:

Đối với Chính phủ:

Kiến nghị Chính phủ thúc đẩy các chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại  thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định; chỉ đạo tăng cường kết nối doanh nghiệp và ngân hàng thường xuyên nhằm tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho doanh nghiệp. Trong đó, đề nghị điều chỉnh các tiêu chí có tính định tính sang các tiêu chí có tính định lượng tại các quy định để các Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có cơ sở rõ ràng để thực hiện, tránh những rủi ro phát sinh sau thực hiện. Đây cũng là mấu chốt khiến cho hầu hết các ngân hàng thương mại lâu nay chưa dám triển khai Gói hỗ trợ này trên thực tế.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng thương mại nhà nước tháo gỡ bằng cách đánh giá giá trị tài sản thế chấp theo giá thị trường, tăng tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp, thí điểm cho vay tín chấp. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Đồng thời, tiếp tục chính sách gia hạn nợ vay 01 năm đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ân hạn một năm thay vì gộp trả nợ ngay trong năm sau, càng làm doanh nghiệp khó khăn thêm. Theo đó, thời gian của hợp đồng vay cũng được kéo dài thêm tương ứng với thời gian ân hạn. Ngân hàng Nhà nước có biện pháp hạ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại, khống chế tỷ lệ “biên độ lãi ròng” để các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với nền kinh tế hiện nay nhằm hạ lãi suất cho vay.

Kiến nghị Ngân hàng nhà nước có biện pháp điều hành và kiểm soát lãi suất huy động và cho vay hài hòa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng phù hợp và hiệu quả; trong đó, chủ lực là các ngân hàng thương mại nhà nước tập trung khơi thông để hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Đối với Ngân hàng chính sách xã hội: Kiến nghị Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho doanh nghiệp vay lãi suất thấp để trả lương cho người lao động, kích thích sức mua, kích thích thị trường. Bổ sung một số mục tiêu cho vay ngoài những nội dung quy định của Trung ương như: Đầu tư sửa chữa, thay thế trang thiết bị phục vụ hoạt động trở lại. Đây là những nội dung vay rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay của doanh nghiệp.

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 18.477.518
Lượt truy cập hiện tại 10.126